Thạc Sĩ Bồi dưỡng năng lực công tác thanh niên của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ hu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    CTTN là bộ phận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quần chúng của Đảng và công tác xây dựng Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng CTTN, coi thanh niên là lực lượng “rường cột của nước nhà” và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, đội quân xung kích cách mạng, trường học XHCN của thanh niên. Ngày nay trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH,HĐH đất nước, thanh niên và CTTN càng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc.
    Các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam giữ vị trí vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của quân đội, là lực lượng thường xuyên cơ động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu cao, là nơi trực tiếp tổ chức cho bộ đội thực hiện mọi nhiệm vụ, chức năng của quân đội. Thanh niên ở các đơn vị đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong quân đội là lực lượng đông đảo, xung kích trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhiệm vụ chính trị của đơn vị; là nguồn phát triển Đảng, nguồn đào tạo cán bộ cho quân đội và bổ sung lực lượng cho các tổ chức, các ngành, lĩnh vực trong công cuộc đổi mới đất nước. CTTN ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong quân đội có vai trò hết sức quan trọng, vừa tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội, vừa góp phần tăng cường sức mạnh toàn diện của đất nước, của dân tộc, đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt, đồng thời phục vụ cho nhiệm vụ lâu dài của quân đội và cách mạng.
    Tiến hành CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ là trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính ủy, CTV, người chỉ huy, các cơ quan chức năng và mọi cán bộ, đảng viên trong đơn vị, trong đó trách nhiệm chủ yếu thuộc về đội ngũ CTV. Đội ngũ CTV có vai trò hết sức quan trọng, là người “trực tiếp chỉ đạo, quản lý, điều hành” toàn diện CTTN; quyết định chất lượng, hiệu quả CTTN ở đơn vị. Để làm tốt chức trách, nhiệm vụ đối với CTTN, nhất thiết đội ngũ CTV phải không ngừng được bồi dưỡng nâng cao năng lực CTTN.
    Ý thức được điều đó, những năm qua các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong quân đội đã luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao năng lực CTTN của đội ngũ CTV, phẩm chất, năng lực CTTN của đội ngũ CTV cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ CTTN, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTN ở đơn vị. Tuy nhiên, nhận thức đối với việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở một số đơn vị chưa thực sự đầy đủ, năng lực CTTN của một số CTV còn hạn chế, nhất là kỹ năng tổ chức các hoạt động thực tiễn CTTN.
    Hiện nay, tiến hành CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong quân đội, bên cạnh những điều kiện thuận lợi cũng đặt ra những khó khăn, thách thức. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống. Những tệ nạn xã hội và mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên. Lực lượng thanh niên ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ chủ yếu thuộc diện chiến sĩ thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự, thời hạn 18 tháng, bên cạnh những mặt ưu điểm về phẩm chất chính trị, trình độ học vấn, sức khoẻ cũng còn bộc lộ những hạn chế về nhận thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống, phương pháp, tác phong công tác, giải quyết các mối quan hệ xã hội .
    Tình hình trên đang đòi hỏi CTTN ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Mặt khác, thực hiện Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (Khóa IX), đội ngũ CTV ở đơn vị cơ sở được kiện toàn từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng không đồng đều; năng lực CTĐ,CTCT nói chung, năng lực CTTN của CTV nói riêng còn hạn chế, chưa đáp ứng ngang tầm với yêu cầu chức trách, nhiệm vụ. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ trong quân đội hiện nay trở thành vấn đề cấp thiết, cần được đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng CTTN ở đơn vị cơ sở và xây dựng đội ngũ CTV trong quân đội vững mạnh. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Bồi dưỡng năng lực công tác thanh niên của đội ngũ chính trị viên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Mục đích:
    Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn, đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
    * Nhiệm vụ:
    - Luận giải làm rõ những vấn cơ bản về năng lực CTTN, bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL, SSCĐ.
    - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL, SSCĐ.
    - Đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Hoạt động bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV, bao gồm CTV và CTV phó tiểu đoàn, đại đội ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ. Phạm vi khảo sát thực tế chủ yếu tập trung ở một số trung đoàn bộ binh, trung đoàn, lữ đoàn các quân, binh chủng làm nhiệm vụ HL,SSCĐ thuộc các đơn vị chủ lực ở phía Bắc và phía Nam. Các tư liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn từ năm 2006 đến nay.
    3. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    *Cơ sở lý luận:
    Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác vận động quần chúng cách mạng, thanh niên và CTTN; về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, chỉ thị, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về CTTN, công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ CTV và bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV.
    * Cơ sở thực tiễn:
    Thực tiễn hoạt động CTĐ,CTCT, CTTN và bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam; các tài liệu tổng kết CTĐ,CTCT, công tác cán bộ, CTTN, công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ CTV, bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV. Các số liệu điều tra, khảo sát của tác giả trong quá trình nghiên cứu thực tiễn.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó đặc biệt chú trọng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic - lịch sử, hệ thống cấu trúc, so sánh, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
    4. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    - Nêu ra quan niệm về năng lực CTTN và quan niệm, tiêu chí đánh giá bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Rút ra những kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam.
    - Đề xuất một số nội dung, biện pháp bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp công tác, kỹ năng hoạt động CTTN cho đội ngũ CTV ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ HL,SSCĐ Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay.
    5. Ý nghĩa của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho cấp uỷ, tổ chức đảng, chính uỷ, CTV, người chỉ huy, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị các đơn vị cơ sở trong quân đội vận dụng bồi dưỡng năng lực CTTN của đội ngũ CTV, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả CTTN ở đơn vị, xây dựng đơn vị VMTD, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn CTĐ,CTCT trong các nhà trường quân đội.
    6. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (8 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Dương An (2007), “Cán bộ Đoàn phải “xứng tầm” với đòi hỏi của thanh niên”, Tạp chí Thanh niên, Số 24, Tháng 12 - 2007, tr.12.
    2. Trọng Anh (2008), “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công tác thanh niên trong quân đội”, Thanh niên Quân đội, Số 48, Tháng 9 - 2008, tr.18-19.
    3. Nguyễn Tú Anh (2010), “Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đoàn trong quân đội”, Tạp chí Thanh niên, Số 28, Tháng 10 - 2010, tr.17.
    4. Ban Dân vận Trung ương (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam với công tác vận động thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb CTQG, Hà Nội.
    5. Ban Thanh niên quân đội (1998), Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng công tác đoàn, Nxb QĐND, Hà Nội.
    6. Ban Thanh niên quân đội (2001), Kiến thức và kỹ năng công tác đoàn, Nxb QĐND, Hà Nội.
    7. Ban Thanh niên quân đội (2005), Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) về công tác thanh niên trong thời kỳ mới, Số 194/TN, Lưu hành nội bộ, Tháng 10 - 2005.
    8. Phạm Đình Bộ (2007), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ khoa học Chính trị, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
    9. Bộ Quốc Phòng (1992), “Quy định của Bộ Quốc phòng về công tác thanh niên trong quân đội, số 948/QĐQP ngày 26 tháng 8 năm 1992”, Các văn bản của Đảng và quân đội về công tác thanh niên từ năm 1985 đến năm 1997, Nxb QĐND, Hà Nội, 1997, tr.61 - 66.
    10. M.I.Calinin (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    11. Lê Văn Cầu (2008), “Huấn luyện cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Thanh niên, Số 12, Tháng 5 - 2008, tr.9.
    12. Lê Văn Cầu (2009), Sổ tay cán bộ đoàn cơ sở, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
    13. Phạm Gia Cư (2000), Nâng cao chất lượng công tác thanh niên ở các đơn vị cơ sở làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình hiện nay, Luận án tiến sỹ lịch sử, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
    14. Cục chính trị Quân chủng Hải quân (2007), Báo cáo của Cục chính trị tại Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quân chủng lần thứ VI (2007 - 2012), Lưu hành nội bộ, Tháng 8 - 2007.
    15. Cục chính trị Quân đoàn 1 (2007), Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh niên quân đoàn 5 năm (2002 - 2007), phương hướng nhiệm vụ công tác thanh niên quân đoàn 5 năm (2007 - 2012), Lưu hành nội bộ, Tháng 8 - 2007.
    16. Cục chính trị Quân khu 7 (2006), Báo cáo công tác thanh niên lực lượng vũ trang Quân khu năm 2006, Lưu hành nội bộ, Tháng 10 - 2006.
    17. Cục chính trị Quân khu 7 (2007), Báo cáo công tác thanh niên lực lượng vũ trang Quân khu năm 2007, Lưu hành nội bộ, Tháng 10 - 2007.
    18. Cục chính trị Quân khu 7 (2007), Báo cáo của Cục chính trị tại Đại hội Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Quân khu 7 lần thứ VII (2007 - 2012), Lưu hành nội bộ, Tháng 9 - 2007.
    19. Cục chính trị Quân khu 7 (2010), Báo cáo công tác thanh niên lực lượng vũ trang Quân khu năm 2010, Lưu hành nội bộ, Tháng 10 - 2010.
    20. Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu (2008), Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 86 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương về công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới, Lưu hành nội bộ, Tháng 8 - 2008.
    21. Nguyễn Mạnh Dũng (2010), “Thanh niên quân đội rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, phấn đấu xứng danh bộ đội Cụ Hồ”, Tạp chí Thanh niên, Số 12, Tháng 4 - 2010, tr.24 - 25.
    22. Đại học Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (1987), Giáo trình công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Nxb Đại học quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, Người dịch Dương Minh Hào, Dương Thuỳ Trang, Phòng biên tập sách quốc tế, Nxb QĐND, Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...