Tiến Sĩ Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 10
    Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CÔNG TÁC VÀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN Ở ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 22
    1.1. Đội ngũ chính trị viên và năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 22
    1.2. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 51
    Chương 2 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN Ở ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 71
    2.1. Thực trạng bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 71
    2.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm bước đầu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 92
    Chương 3 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CÔNG TÁC CỦA ĐỘI NGŨ CHÍNH TRỊ VIÊN BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ HUYỆN Ở ĐỊA BÀN QUÂN KHU 1 HIỆN NAY 108
    3.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay 108
    3.2. Những giải pháp chủ yếu bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ chính trị viên ban chỉ huy quân sự huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay 119
    KẾT LUẬN 159
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 161
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162
    PHỤ LỤC 178

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Chữ viết đủ Chữ viết tắt
    1. Ban chỉ huy quân sự BCHQS
    2. Chính trị quốc gia CTQG
    3. Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT
    4. Cơ quan quân sự CQQS
    5. Cơ quan quân sự địa phương CQQSĐP
    6. Đảng uỷ quân sự ĐUQS
    7. Học viện Chính trị HVCT
    8. Lực lượng vũ trang LLVT
    9. Năng lực công tác NLCT
    10. Nhà xuất bản Nxb
    11. Phụ lục PL
    12. Quân đội nhân dân QĐND
    13. Quân sự, quốc phòng địa phương QSQPĐP
    14. Quốc phòng toàn dân QPTD
    15. Trang tr
    16. Trong sạch vững mạnh TSVM
    17. Xã hội chủ nghĩa XHCN
    18. Vững mạnh toàn diện VMTD


    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài “Bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay”, Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước; mã số 62.31.02.03 là vấn đề đã được tác giả quan tâm, ấp ủ và nghiên cứu trong nhiều năm qua. Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, đặc biệt là sự phát triển mới về nhiệm vụ QSQPĐP và CTĐ, CTCT đang đặt ra yêu cầu cao về NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện nói chung, ở địa bàn Quân khu 1 nói riêng. Để đội ngũ này hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ, đòi hỏi tất yếu phải tiếp tục bồi dưỡng NLCT. Kết quả vấn đề nghiên cứu sẽ góp phần làm phong phú thêm về lý luận bồi dưỡng đội ngũ chính trị viên trong quân đội, xây dựng đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện vững mạnh; tuy nhiên, trong tình hình hiện nay đây là đề tài mới và khó.
    Với gần 30 năm công tác ở địa bàn Quân khu 1, trên cơ sở sưu tầm hệ thống các tài liệu, sự chỉ dẫn góp ý, giúp đỡ tận tâm của 2 cán bộ hướng dẫn, các chuyên gia và các nhà khoa học, đủ để cho phép tác giả triển khai nghiên cứu đề tài này. Quá trình triển khai đề tài, tác giả đã tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan. Đây là đề tài nghiên cứu độc lập, hoàn toàn không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Công tác QSQPĐP là một bộ phận rất quan trọng trong toàn bộ công tác quân sự, quốc phòng của Đảng và Nhà nước, được tiến hành ở các địa phương trong cả nước thời bình và thời chiến; là sự cụ thể hóa chính sách quốc phòng: “Hòa bình và tự vệ” để tổ chức và động viên quần chúng tham gia xây dựng nền QPTD; chuẩn bị và sẵn sàng tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ địa phương, góp phần giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia trong thế trận phòng thủ bảo vệ Tổ quốc của cả nước; chủ động đập tan và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
    Công tác đảng, công tác chính trị trong công tác QSQPĐP là một bộ phận trong những hoạt động lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là cấp ủy địa phương; một mặt công tác cơ bản của chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội, CQQSĐP; là tổng thể công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách trong xây dựng và huy động các nguồn lực của địa phương để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ QSQPĐP. Tiến hành CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP là một nguyên tắc cơ bản trong xây dựng LLVT cách mạng của Đảng, là trách nhiệm của các tổ chức, lực lượng, trong đó đội ngũ chính trị viên là người chủ trì, giữ vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, chăm lo xây dựng đội ngũ chính trị viên vững mạnh, có đủ phẩm chất, năng lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ là vấn đề trực tiếp đặt ra.
    Quân khu 1 là một tổ chức quân sự đứng chân trên địa bàn chiến lược quan trọng, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy LLVT thuộc quyền tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương phát triển kinh tế - xã hội; củng cố xây dựng nền QPTD, xây dựng “thế trận lòng dân” và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc bảo vệ nơi tuyến đầu phía Bắc Tổ quốc. Đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 là một bộ phận rất quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Quân khu, của Đảng trong LLVT, là người chủ trì về chính trị ở BCHQS huyện, vừa chịu trách nhiệm về CTĐ, CTCT ở BCHQS, LLVT huyện, vừa phải tham gia đảm nhiệm nhiều cương vị trong cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. NLCT của đội ngũ này cao hay thấp sẽ tác động trực tiếp đến nhiệm vụ QSQPĐP và CTĐ, CTCT, đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quân khu và địa phương. Vì vậy, ngoài phẩm chất chính trị, phương pháp tác phong công tác tốt, để có NLCT, đội ngũ chính trị viên phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên.
    Nhận thức rõ điều đó, lãnh đạo, chỉ huy, chính quyền các cấp ở địa bàn Quân khu 1 trong thời gian qua đã thường xuyên chăm lo đến công tác bồi dưỡng NLCT cho đội ngũ chính trị viên, nhìn chung NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện đã có những chuyển biến, tiến bộ, bước đầu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, so với yêu cầu kiện toàn tổ chức, thực hiện Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 513-NQ/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), việc bồi dưỡng NLCT cũng như NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện vẫn còn bộc lộ những hạn chế, bất cập; phẩm chất, năng lực của một số chính trị viên chưa ngang tầm với cương vị chủ trì về chính trị và chủ trì CTĐ, CTCT trong LLVT huyện. Một số chính trị viên còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP; khả năng tham gia vào hoạt động của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương còn khoảng cách quá xa so với thực tiễn.
    Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định, bất trắc, khó lường. Đặc biệt trước sự phát triển nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ của quân đội và nhiệm vụ QSQPĐP của Quân khu 1, đã và đang đặt ra những vấn đề mới, yêu cầu ngày càng cao, đòi hỏi người chính trị viên BCHQS huyện vừa phải có kiến thức toàn diện, trình độ chuyên sâu về công tác QSQPĐP; vừa am hiểu các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, dân tộc, tôn giáo Có NLCT tốt mới có thể làm tốt công tác tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác QSQPĐP và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu: “Bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay”, là vấn đề vừa cơ bản, vừa cấp thiết.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu
    Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp chủ yếu bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về NLCT và bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1.
    - Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và từ thực tiễn rút ra những kinh nghiệm bước đầu bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1.
    - Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu
    Bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1.
    * Phạm vi nghiên cứu
    - Tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên ở BCHQS huyện thuộc địa bàn Quân khu 1.
    - Tiến hành điều tra, khảo sát, phỏng vấn, toạ đàm và lấy phiếu trưng cầu ý kiến đối với cán bộ, sĩ quan tại 6 tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 1. Các số liệu, tư liệu giới hạn chủ yếu từ năm 2006 đến nay. Các giải pháp được đề xuất đến năm 2020.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận
    Hệ thống nguyên lý, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ, công tác cán bộ; đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị của Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về công tác QSQPĐP, xây dựng LLVT, xây dựng quân đội về chính trị, về CTĐ, CTCT và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong QĐND Việt Nam.
    * Cơ sở thực tiễn
    Toàn bộ hoạt động bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở 6 tỉnh thuộc địa bàn Quân khu 1; những nhận xét, đánh giá về đội ngũ chính trị viên và công tác bồi dưỡng đội ngũ chính trị viên thể hiện trong các Văn kiện, báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng thuộc Quân khu 1 và số liệu thống kê, kết quả điều tra, khảo sát của tác giả ở các CQQSĐP tỉnh, huyện.
    * Phương pháp nghiên cứu
    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học liên ngành và chuyên ngành; coi trọng những phương pháp: Hệ thống - cấu trúc, lịch sử, lôgích, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hệ thống hoá, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Luận giải làm rõ đặc điểm đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1; quan niệm, những yếu tố cấu thành NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1.
    - Từ thực tiễn rút ra những kinh nghiệm bước đầu bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1.
    - Đề xuất những nội dung, biện pháp khả thi bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện ở địa bàn Quân khu 1 hiện nay.
    7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về xây dựng đội ngũ chính trị viên, cán bộ chính trị quân sự địa phương, cung cấp thêm cơ sở khoa học, giúp lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chủ trì, chủ chốt, cơ quan chính trị các cấp ở địa bàn Quân khu 1 tiếp tục vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành bồi dưỡng NLCT của đội ngũ chính trị viên BCHQS huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
    Đề tài luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT trong công tác QSQPĐP ở các học viện, nhà trường quân đội.
    8. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm: Mở đầu; 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
     
Đang tải...