Tiến Sĩ Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân d

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Phí Lan Dương, 22/11/13
    Last edited by a moderator: 22/11/13
    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
    Công trình nghiên cứu có tên là:“Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn hiện nay”. Đây là công trình mà tác giả đã có ý tưởng, ấp ủ, trăn trở, tâm đắc từ lâu, đã có sự nghiên cứu, tích lũy về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn trong những năm công tác ở phòng chính trị sư đoàn, cũng như trong quá trình làm giảng viên khoa CTĐ, CTCT và đào tạo tại Học viện Chính trị. Trong quá trình triển khai công trình, tác giả tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan. Dựa vào hệ thống nguyên lý, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về quân đội vô sản, tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đội cách mạng, về đội ngũ cán bộ quân đội, CTĐ, CTCT, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, trong lực lượng vũ trang nhân dân, quân đội nhân dân. Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về CTĐ, CTCT, về xây dựng cơ quan chính trị, về xây dựng ĐNCB trong quân đội. Từ thực tiễn công tác bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB trong nhưng năm vừa qua; các nghị quyết của đảng uỷ, các tổ chức đảng ở phòng chính trị các SĐBB; các báo cáo sơ kết, tổng kết của cục chính trị các quân khu, quân đoàn, các SĐBB và phòng chính trị; kết quả điều tra, khảo sát của tác giả từ năm 2006 đến nay.
    Đề tài là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần xây dựng ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB vững mạnh. Trong phạm vi luận án, tác giả chỉ tập trung vào vấn đề bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB giai đoạn hiện nay. Kết cấu luận án gồm: mở đầu; 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Với dung lượng 3 chương (6 tiết), đảm bảo cho công trình được triển khai đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó xác định yêu cầu và những giải pháp chủ yếu nhằm bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB giai đoạn hiện nay.
    2. Lý do lựa chọn đề tài
    Tiến hành CTĐ, CTCT là một nguyên tắc trong xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng; là một mặt công tác quan trọng của lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong quân đội; là chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chính trị và ĐNCB chính trị các cấp, góp phần giữ vững, không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, xây dựng quân đội và các đơn vị vững mạnh, trước hết là vững mạnh về chính trị. Thực tiễn gần 70 năm xây dựng và chiến đấu của Quân đội ta đã chỉ rõ, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động CTĐ, CTCT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan và chủ quan, trong đó hoạt động của cơ quan chính trị và ĐNCB cơ quan chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng.
    Hiện nay, các SĐBB là lực lượng nòng cốt, thường trực sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu của quân đội ta ở trên các địa bàn chiến lược. Vì vậy, sự vững mạnh của các SĐBB là yếu tố có ý nghĩa quyết định tạo nên chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của các quân khu, quân đoàn và của quân đội. Do đó, chăm lo xây dựng các SĐBB vững mạnh, nâng cao sức mạnh chiến đấu là yêu cầu khách quan đặt ra hiện nay. Để góp phần xây dựng SĐBB vững mạnh phải giải quyết nhiều vấn đề, trong đó xây dựng và phát huy vai trò của phòng chính trị sư đoàn là vấn đề đặc biệt quan trọng. Bởi vì, phòng chính trị là cơ quan đảm nhiệm CTĐ,CTCT ở sư đoàn, trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách, có vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng và phát huy nhân tố chính trị, tinh thần, đảm bảo cho cán bộ, chiến sĩ trong sư đoàn luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân; xây dựng và phát huy sức mạnh của các tổ chức, lực lượng trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị và các nhiệm vụ khác, góp phần cho sư đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
    Đội ngũ cán bộ ở phòng chính trị các SĐBB có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng chính trị; liên quan trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT trong sư đoàn; góp phần quan trọng đảm bảo cho sư đoàn hoàn thành nhiệm vụ. Đây là lực lượng trực tiếp tham mưu, đề xuất với đảng uỷ, ban chỉ huy sư đoàn các chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng đảng bộ sư đoàn TSVM gắn với xây dựng sư đoàn VMTD; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động CTĐ, CTCT trong sư đoàn. Do đó, ĐNCB ở phòng chính trị các sư đoàn chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với vị thế và phát huy được vai trò của mình, khi họ có phẩm chất và năng lực tốt, nhất là về năng lực công tác. Có được điều này, phải được tiến hành có hiệu quả nhiều công việc. Trong đó, bồi dưỡng năng lực công tác cho ĐNCB ở phòng chính trị các sư đoàn là một công việc quan trọng hàng đầu.
    Trong những năm qua, các SĐBB đã rất quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác cho ĐNCB nói chung, ĐNCB ở phòng chính trị nói riêng và bước đầu đã thu được kết quả nhất định. Tuy nhiên, năng lực công tác và việc bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB này còn có những hạn chế, bất cập nhất định: công tác lãnh đạo, chỉ đạo có lúc còn chưa kịp thời; một vài cấp ủy, cán bộ chủ trì, chủ chốt ở phòng chính trị các sư đoàn chưa quan tâm đúng mức đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ CTĐ, CTCT và tiến hành bồi dưỡng chưa thành nề nếp, thường xuyên; nội dung, hình thức bồi dưỡng còn chung chung, thiếu tính toàn diện, chưa phù hợp; chưa có những giải pháp mang tính đột phá để tạo chuyển biến thực sự, điều kiện đảm bảo cho hoạt động bồi dưỡng còn gặp khó khăn; ĐNCB ở phòng chính trị còn có một số hạn chế về kiến thức, năng lực chuyên ngành CTĐ, CTCT, trong đó có năng lực ngành nghiệp vụ CTĐ,CTCT; năng lực chỉ huy, quản lý về hành chính quân sự, nhất là quản lý hoạt động CTĐ, CTCT theo nghiệp vụ cơ quan chính trị trong sư đoàn; còn một số cán bộ tỏ ra lúng túng về năng lực chuyên biệt của cán bộ cơ quan chính trị như: năng lực tham mưu, đề xuất; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra; phân tích, tổng hợp và dự báo; tổ chức phối hợp, hiệp đồng; giao tiếp, xử lý các tình huống theo cương vị chức trách được giao, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của phòng chính trị các sư đoàn.
    Bước vào thời kỳ mới, trước sự phát triển của tình hình nhiệm vụ cách mạng, nguy cơ chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động, thực tiễn xây dựng, chiến đấu của quân đội, sự phát triển mới về chức năng, nhiệm vụ của các SĐBB và đi cùng là sự phát triển mới về yêu cầu nhiệm vụ CTĐ, CTCT của sư đoàn, đòi hỏi cần xây dựng phòng chính trị vững mạnh, nâng cao năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị trong các SĐBB. Vì vậy, phải quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng năng lực công tác ĐNCB ở phòng chính trị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Vì vậy, đề tài tác giả lựa chọn là vấn đề mang tính cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
    3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị, góp phần xây dựng ĐNCB ở phòng chính trị vững mạnh, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    * Đối tượng nghiên cứu
    Bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB Quân đội nhân dân Việt Nam.
    * Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài luận án tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB đủ quân và các SĐBB rút gọn (có 01 trung đoàn bộ binh đủ quân) thuộc các quân khu, quân đoàn. Phạm vi khảo sát thực tế ở một số SĐBB đủ quân, SĐBB rút gọn thuộc một số quân khu, quân đoàn. Các tư liệu, số liệu sử dụng trong luận án được giới hạn từ 2006 đến nay.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    * Những đóng góp mới của luận án:
    - Luận giải, làm rõ quan niệm năng lực công tác và bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB.
    - Khái quát những kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB những năm qua.
    - Đề xuất một số nội dung, hình thức, biện pháp có tính khả thi trong các giải pháp bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị các SĐBB giai đoạn hiện nay.
    * Ý nghĩa lý luận và thực tễn của luận án:
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học giúp cho đảng ủy, chính ủy, phó chính ủy SĐBB, các tổ chức đảng và ĐNCB chủ trì, chủ chốt ở phòng chính trị các SĐBB nghiên cứu, vận dụng vào quá trình lãnh đạo, chỉ đạo bồi dưỡng năng lực công tác của ĐNCB ở phòng chính trị, trong chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng phòng chính trị các SĐBB vững mạnh toàn diện.
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập môn CTĐ, CTCT ở các học viện, nhà trường quân đội.




    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Ban Chấp hành Trung ương (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 khoá VIII về định hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000, Nxb . CTQG, Hà Nội.
    2. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khoá XI, Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội.
    3. Ban Chấp hành Trung ương (2005), Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong QĐND Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội.
    4. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quy định về tổ chức cơ quan chính trị trong QĐND Việt Nam, Số 50- QĐ/TW, Hà Nội.
    5. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Quy định về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Số 49- QĐ/TW, Hà Nội.
    6. Bộ Quốc phòng (2003) Tiêu chuẩn chức vụ cán bộ QĐND Việt Nam Khối quân khu, Tập II, lưu hành nội bộ, Hà Nội.
    7. Bộ Quốc phòng (2003) Tiêu chuẩn chức vụ cán bộ QĐND Việt Nam Khối quân đoàn, Tập II, lưu hành nội bộ, Hà Nội.
    8. Bộ Quốc phòng Liên Xô (1976) Công tác đảng - công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô Viết 1918-1973, Nxb. QĐND, Hà Nội.
    9. Phạm Đình Bộ (2007), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
    10. Bộ Tổng tham mưu (2010), Quyết định của Tổng Tham mưu Trưởng về việc ban hành biểu tổ chức - biên chế sư đoàn bộ binh, Hà Nội.
    11. Trần Danh Bích (1999), Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, mã số KXB. 96-09, Lưu hành nội bộ.
    12. Lê Bỉnh (1998), “Mấy vấn đề về nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ chính trị quân đội trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, tr.25, 35.
    13. Nguyễn Hữu Bình (2009), Xây dựng phòng chính trị Học viện Hải quân vững mạnh toàn diện trong tình hình hiện nay, luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị, Hà Nội.
    14. Nguyễn Văn Cần (2007) “ Xây dựng ban chính trị ở các trung đoàn bộ binh đủ quân làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu hiện nay”; đề tài cấp TCCT. Hà Nội.
    15. Đỗ Khắc Cẩn (2007) “Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện trong QĐND Việt Nam giai đoạn hiện nay”, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội.
    16. Cục Chính trị Quân đoàn 1 (2010), Báo cáo tổng kết CTĐ,CTCT năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Lưu hành nội bộ.
    17. Cục Chính trị Quân đoàn 3 ((2010), Báo cáo tổng kết CTĐ,CTCT năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Lưu hành nội bộ.
    18. Cục Chính trị Quân khu 2 ((2010), Báo cáo tổng kết CTĐ,CTCT năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Lưu hành nội bộ.
    19. Cục Chính trị Quân khu 9 (2010), Báo cáo tổng kết CTĐ,CTCT năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011, Lưu hành nội bộ.
    20. Vũ Văn Chức (2012) “Bồi dưỡng năng lực tham mưu của đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các trường sĩ quan quân đội”, luận văn thạc sỹ khoa học chính trị, Hà Nội.
    21. Nguyễn Văn Đản (2007) “Xây dựng đội ngũ cán bộ các cơ quan tham mưu ở Học viện Chính trị quân sự trong giai đoạn hiện nay”, đề tài cấp Học viện, Hà Nội,
    22. Đại từ điển Tiếng Việt, Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, Nxb. Văn hoá thông tin -1998
    23. Đảng bộ Quân đội (2005), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quân đội lần thứ VIII, NQ/ĐUQSTW, Hà Nội.

    ​​
     
Đang tải...