Luận Văn Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội binh chủng hợp thành trong Quâ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đội ngũ cán bộ chính trị (CBCT) cấp phân đội binh chủng hợp thành
    (BCHT) Quân đội nhân dân Việt Nam, là cán bộ của Đảng hoạt động trong
    lực lượng vũ trang cách mạng, đảm nhiệm tiến hành công tác đảng, công
    tác chính trị (CTĐ, CTCT) ở các đơn vị cơ sở, cùng người chỉ huy trực tiếp
    quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ, xây dựng các tổ chức đảng
    trong sạch vững mạnh (TSVM), đơn vị vũng mạnh toàn diện (VMTD),
    hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Vì vậy, năng lực công tác
    của người CBCT cấp phân đội sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xây
    dựng các tổ chức, xây dựng con người và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ
    của đơn vị.
    Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng
    uỷ Quân sự Trung ương; sự chỉ đạo của Tổng cục Chính trị, các cấp uỷ, tổ
    chức đảng, đội ngũ CBCT, cán bộ chỉ huy, cơ quan chức năng ở các đơn vị
    BCHT đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể,
    thiết thực, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực công tác của đội ngũ
    CBCT cấp phân đội; bảo đảm cho từng cán bộ và cả đội ngũ CBCT cấp phân
    đội về cơ bản giữ vững vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt trong tiến hành các
    hoạt động CTĐ, CTCT ở các đại đội, tiểu đoàn; góp phần quan trọng vào xây
    dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Tuy
    nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và yêu cầu nhiệm vụ CTĐ, CTCT
    trong thời kỳ mới, năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội BCHT
    có mặt còn khoảng cách nhất định, làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng,
    hiệu quả CTĐ, CTCT và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Những hạn
    chế, bất cập về năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội BCHT bắt
    nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có công tác bồi dưỡng tại các đơn vị
    chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng chậm
    đổi mới, chưa phù hợp với đối tượng, chưa bám sát thực tiễn các đơn vị.
    2
    Hiện nay, trước sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, yêu
    cầu nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu của quân đội đòi hỏi rất cao ở đội ngũ
    CBCT cấp phân đội, những chính trị viên, chính trị viên phó đại đội, tiểu
    đoàn cả về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác; phải
    bằng năng lực thực tiễn, công việc thực tế để khẳng định và nâng cao vị thế,
    vai trò của đội ngũ CBCT - CBCT cấp phân đội. Do đó, việc bồi dưỡng năng
    lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội là vấn dề rất cấp thiết, không
    chỉ có ý nghĩa lý luận mà chủ yếu là đòi hỏi của thực tiễn xây dựng các đơn
    vị và quân đội hiện nay.
    Đó chính là lý do tác giả chọn vấn đề: “Bồi dưỡng năng lực công tác
    của đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội Binh chủng hợp thành trong
    Quân đội nhân dân Việt Nam hiện naylàm đề tài nghiên cứu.
    2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
    Liên quan đến đề tài luận án đã có nhiều công trình khoa học cấp Nhà
    nước, cấp Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đã được công bố với các góc
    độ, phạm vi và phương pháp nghiên cứu khác nhau, tiêu biểu là: Nâng cao
    bản lĩnh chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ chủ trì CTĐ,
    CTCT ở đơn vị cơ sở, Tổng cục Chính trị, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
    Hà Nội, 2005; Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
    trong giai đoạn cách mạng mới, Đề tài khoa học của Bộ Quốc phòng, mã số
    KXB 96-09; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính
    trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, Tổng cục
    Chính trị, 2002. Một số luận án Tiến sỹ như: Xây dựng đội ngũ cán bộ chính
    trị cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
    theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Luận án Tiến sỹ lịch sử, Nguyễn Quang Phát -
    Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2001; Bồi dưỡng năng lực công tác đảng,
    công tác chính trị của đội ngũ cán bộ chỉ huy cấp phân đội ở các Binh đoàn
    chủ lực trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ khoa học chính trị Nguyễn
    Thanh Hùng - Học viện Chính trị quân sự, Hà Nội, 2005.
    3
    Một số công trình nghiên cứu của quân đội nước ngoài như: Công tác
    đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô Viết thời kỳ 1918-
    1973, Viện lịch sử quân sự, Bộ Quốc phòng Liên Xô, Bản dịch tiếng Việt,
    Nxb QĐND, Hà Nội 1976; M.N. TI-MÔ-PHÊ-Ê-TREP, Chế độ một thủ
    trưởng trong các lực lượng vũ trang Xô Viết, Bản dịch tiếng Việt, Nxb
    QĐND, Hà Nội 1982. Đại tướng A. A. Ê-PI-SEP, Một số vấn đề về Công
    tác đảng công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, Nxb
    Mátxcơva 1975, Bản dịch tiếng Việt, Nxb QĐND, Hà Nội 1978.
    Như vậy, trong những năm qua, đã có nhiều công trình khoa học đề cập
    tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, CBCT của quân đội nói
    chung, đội ngũ CBCT cấp phân đội nói riêng, trên các mặt khác nhau của
    năng lực công tác. Mỗi công trình khoa học có đối tượng, phạm vi, và
    phương pháp nghiên cứu khác nhau xung quanh vấn đề về công tác xây
    dựng đội ngũ cán bộ, CBCT trong quân đội. Nhưng đến nay chưa có công
    trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, trực tiếp, toàn diện về
    vấn đề: “Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội
    BCHT trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay”.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    * Mục đích
    Luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải pháp cơ
    bản bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội BCHT
    trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    * Nhiệm vụ
    Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về năng lực công tác và bồi
    dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội BCHT.
    Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh
    nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội
    BCHT hiện nay.
    4
    Xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất một số giải pháp cơ bản
    bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội BCHT trong
    Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    *Đối tượng nghiên cứu
    Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội BCHT
    trong Quân đội nhân dân Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của luận án.
    *Phạm vi nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng năng lực công tác
    của đội ngũ CBCT cấp phân đội BCHT trong Quân đội nhân dân Việt Nam,
    bao gồm các chức vụ: Chính trị viên tiểu đoàn, chính trị viên phó tiếu đoàn;
    chính trị viên đại đội, chính trị viên phó đại đội. Phạm vi khảo sát thực tế
    tập trung chủ yếu ở các sư đoàn bộ binh thuộc các quân khu, quân đoàn
    trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Các số liệu phục vụ cho đề tài được
    giới hạn từ năm 2000 đến nay.
    4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    *Cơ sở lý luận của luận án
    Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
    Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, xây
    dựng lực lượng vũ trang cách mạng, đặc biệt là những quan điểm xây dựng
    quân đội về chính trị; các Văn kiện nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung
    ương, chỉ thị của Bộ Quốc phòng, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về
    công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
    * Cơ sở thực tiễn của luận án
    Là hiện thực năng lực công tác và hoạt động bồi dưỡng năng lực công
    tác của đội ngũ CBCT cấp phân đội BCHT trong Quân đội nhân dân Việt
    Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọc
    kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan, nghiên cứu
    sử dụng các tư liệu, số liệu trong báo cáo tổng kết CTĐ, CTCT và báo cáo
    tổng kết công tác cán bộ của một số đơn vị BCHT trong toàn quân.
    5
    * Phương pháp nghiên cứu
    Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng
    tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên nghành và liên
    nghành. Trong đó chú trọng các phương pháp kết hợp lô gích và lịch sử, phân
    tích, tổng hợp, điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
    5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
    Làm rõ quan niệm bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ CBCT cấp
    phân đội BCHT trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Khái quát những kinh nghiệm bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ
    CBCT cấp phân BCHT trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Đề xuất một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ
    CBCT cấp phân đội BCHT trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
    6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho
    các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ các cấp, lãnh đạo, chỉ đạo tiến hành bồi
    dưỡng năng lực công tác cho CBCT cấp phân đội BCHT hiện nay.
    Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
    giảng dạy ở các nhà trường quân đội.
    7. Kết cấu của luận án
    Luận án gồm: Mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
    tham khảo và phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...