Tiến Sĩ Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học Huyện Yên Sơn,Tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, giáo dục có mối quan hệ biện
    chứng với các quá trình xã hội, khi xã hội phát triển đòi hỏi giáo dục phải luôn
    luôn đổi mới đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong những năm qua giáo dục Việt
    Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần to lớn vào sự nghiệp xây
    dựng và bảo vệ Tổ quốc, kết quả đạt được của giáo dục cho thấy hệ thống giáo
    dục đã tương đối hoàn chỉnh từ mầm non đến sau đại học. Giáo dục đã phát
    triển mạnh về quy mô, tăng nhanh về số lượng, nhất là ở giáo dục đại học và
    giáo dục chuyên nghiệp. Chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ và cải thiện
    ở một số mặt. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số
    lượng và chất lượng, tỷ lệ giáo viên và cán bộ quản lý đạt chuẩn tương đối cao,
    với cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý về trình độ, thâm niên, vùng miền
    vv ngày càng hợp lý.
    Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu
    cầu, nội dung và phương pháp giáo dục còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Do
    đó năng lực học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp hạn chế về năng lực và kĩ
    năng sống.
    Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán
    bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận
    chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, một bộ phận nhỏ cán bộ
    giáo viên thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Đầu tư cho
    giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế tài chính cho giáo dục và
    đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu nhất là ở
    vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn vv
    Để khắc phục những vẫn đề yếu kém bất cập nêu trên cần quán triệt tinh
    thần của Nghị quyết Trung ương 2 (NQTW 2), Nghị quyết Đại hội XI (NQĐH
    XI), Nghị quyết Trung ương 4 (NQTW 4) và tinh thần cải cách hành chính để
    đổi mới các hoạt động Quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo (QLNN về
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    2
    GD&ĐT), yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục và công
    tác quản lý giáo dục.
    Nghị quyết TW 29 tháng 8 năm 2013 Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8
    BCH TW Đảng (khóa XI) về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo,
    đáp ứng yêu cầu CNH,HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
    hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế". Trong đó đổi mới căn bản toàn diện giáo
    dục Việt Nam khâu đột phá đầu tiên là đổi mới công tác thi, kiểm tra, đánh giá
    kết quả học tập của học sinh, đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông
    chuyển từ chương trình giáo dục theo tiếp cận nội dung sang chương trình theo
    tiếp cận năng lực, tích hợp ở lớp dưới, phân hóa sâu ở lớp trên, đổi mới quản lý
    giáo dục các cấp nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trong
    quản lý giáo dục vv
    Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi ho ̣c sinh học để biết, học để làm, học
    để chung sống, học để tự khảng định. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải được bổ sung
    về năng lực chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo
    khoa sau năm 2015.
    Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, tôi lựa chọn đề tài: "Bồi dưỡng
    năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên
    Quang nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau
    năm 2015".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về bồi dưỡng năng lực chuyên
    môn cho giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất một số
    biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn giáo viên tiểu học đáp ứng
    yêu cầu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực
    chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    3
    Khách thể điều tra, khảo sát: Thực trạng bồi dưỡng, giáo viên tiểu học,
    cán bộ quản lý giáo dục huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực chuyên
    môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn , tỉnh Tuyên Quang.
    4. Giả thuyết khoa học
    Chất lượng đổi mới chương trình và sách giáo khoa phụ thuộc vào năng
    lực của giáo viên, nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ,
    năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu của đổi
    mới chương trình và sách giáo khoa thì sẽ thực hiện có hiệu quả việc đổi mới
    chương trình-sách giáo khoa sau năm 2015, góp phần nâng cao chất lượng giáo
    dục Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ cở lý luận của hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiểu học
    đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
    - Khảo sát thực trạng bồi dưỡng giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh
    Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau
    năm 2015.
    - Đề xuất biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo
    viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới
    chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
    6. Phạm vi nghiên cứu
    6.1. Phạm vi đối tượng khảo sát
    Khảo sát đội ngũ giáo viên Tiểu học, cán bộ quản lý giáo dục đang công
    tác tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    6.2. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học, giáo dục cho đội ngũ
    giáo viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới
    chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    4
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu
    và các văn bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm thu thập tư liệu xây dựng
    cơ sở lý luận của hoạt động bồi dưỡng năng lực cho giáo viên tiểu học.
    - Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề, phát hiện và khai thác những khía
    cạnh mà đã được đề cập đến trước làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm
    - Phương pháp quan sát, điều tra bằng anket về thực trạng đội ngũ giáo
    viên tiểu học và thực trạng hoạt động bồi dưỡng giáo viên Tiểu học huyện Yên
    Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    - Phương pháp khảo nghiệm: Kiểm nghiệm mức độ cần thiết, tính khả thi
    của các biện pháp đã đề xuất.
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nâng cao
    trình độ, năng lực giáo viên của Phòng và một số đơn vị.
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
    7.3. Phương pháp bổ trợ
    Được sử dụng trong quá trình phân tích, xử lý các số liệu điều tra, thu
    thập được.
    8. Cấu trúc nội dung luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị luận văn gồm 3 chương:
    Chương 1: Cở sở lý luận của bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo
    viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau
    năm 2015.
    Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên
    Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
    Chương 3: Biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo
    viên Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đáp ứng yêu cầu đổi mới
    chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015.











    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 2
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 2
    4. Giả thuyết khoa học . 3
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    6. Phạm vi nghiên cứu . 3
    7. Phương pháp nghiên cứu . 4
    8. Cấu trúc nội dung luận văn 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
    CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
    ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA SAU NĂM 2015 . 5
    1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
    1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về việc bồi dưỡng năng lực GV ở nước ngoài 5
    1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên ở trong nước 6
    1.2. Các khái niệm công cụ 8
    1.2.1. Bồi dưỡng 8
    1.2.2. Năng lực . 10
    1.2.3 Năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học 11
    1.2.4. Bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học 15
    1.3. Định hướng chương trình - sách giáo khoa tiểu học sau năm 2015 và
    yêu cầu đặt ra đối với năng lực chuyên môn của giáo viên 17
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.1. Những định hướng của chương trình - sách giáo khoa tiểu học
    sau năm 2015 . 17
    1.3.2. Những yêu cầu về năng lực dạy học, giáo dục đối với giáo viên
    tiểu học sau năm 2015 . 19
    1.4. Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học đáp
    ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 . 20
    1.4.1. Xác định mục tiêu bồi dưỡng 20
    1.4.2. Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực chuyên môn đội ngũ giáo
    viên Tiểu học . 21
    1.4.3. Lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức, đánh giá kết quả
    bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên Tiểu học 22
    1.5. Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo với hoạt động bồi dưỡng giáo viên
    tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK sau năm 2015 . 24
    1.5.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng 24
    1.5.2. Tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch bồi dưỡng 25
    1.5.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng 27
    1.5.4. Kiểm tra đánh giá các kết quả bồi dưỡng 27
    1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học
    của Phòng Giáo dục - Đào tạo . 28
    1.6.1. Những yếu tố chủ quan 28
    1.6.2. Những yếu tố khách quan 29
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30
    Chương 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN
    MÔN CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH
    TUYÊN QUANG . 31
    2.1. Tổ chức khảo sát . 31
    2.1.1. Khái quát về giáo dục Tiểu học huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang . 31
    2.1.2. Tổ chức khảo sát 33
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    v
    2.2. Thực trạng năng lực chuyên môn giáo viên tiểu học ở huyện Yên Sơn
    và mức độ đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình SGK sau năm 2015 . 33
    2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học
    huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang . 39
    2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn
    cho giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 39
    2.3.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo
    viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 40
    2.3.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng năng lực chuyên môn
    cho giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 42
    2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực cho
    giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 47
    2.3.5. Những khó khăn trong công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực cho
    giáo viên tiểu học huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang 48
    2.4. Đánh giá chung về thực trạng . 49
    2.4.1.Về năng lực giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học
    sau năm 2015 . 49
    2.4.2. Thực trạng về tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên
    tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học
    sau năm 2015 . 49
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 51
    Chương 3: BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN
    CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN
    QUANG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH
    GIÁO KHOA SAU NĂM 2015 . 52
    3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp bồi dưỡng giáo viên Tiểu học 52
    3.1.1 Đảm bảo tính đối tượng 52
    3.1.2. Phù hợp với thực tế giáo dục học sinh tiểu học miền núi và định
    hướng đổi mới giáo dục tiểu học . 52
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    vi
    3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống 53
    3.1.4. Đảm bảo tính toàn diện 54
    3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả . 54
    3.1.6. Đảm bảo tính phát triển nghề nghiệp giáo viên 55
    3.2. Các biện pháp . 55
    3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về chương
    trình và sách giáo khoa tiểu học sau năm 2015 và yêu cầu đặt ra đối với
    giáo viên . 55
    3.2.2. Tổ chức khảo sát đánh giá năng lực chuyên môn giáo viên Tiểu
    học để xác định nội dung, chương trình bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi
    mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 59
    3.2.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn
    cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa
    sau năm 2015 . 62
    3.2.4 Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho
    giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo
    khoa sau năm 2015 64
    3.2.5. Chỉ đạo đa dạng hóa phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng
    năng lực chuyên môn cho giáo viên Tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới
    chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 66
    3.2.6. Tạo Website chia sẻ thông tin về nội dung chương trình bồi dưỡng
    thường xuyên về năng lực cho giáo viên Tiểu học trong toàn huyện 70
    3.2.7. Phát huy vai trò tự bồi dưỡng của cán bộ, giáo viên để nâng cao
    năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK. . 71
    3.2.8. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 73
    3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp . 76
    3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp . 76
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 79
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/

    vii
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 80
    1. Kết luận 80
    2. Khuyến nghị . 81
    2.1. Đối với Phòng Giáo dục - Đào tạo . 81
    2.2. Đối với trường tiểu học 81
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 83
    PHỤ LỤC
     
Đang tải...