Tiến Sĩ Bồi dưỡng năng lực chẩn đoán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học T

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
    NĂM 2013


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    QUY ƯỚC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ VIẾT ĐẦY ĐỦ . 3
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ 4
    MỞ ĐẦU 5
    1. Lý do chọn đề tài . 5
    2. Mục đích nghiên cứu . 8
    3. Phạm vi nghiên cứu . 8
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
    5. Phương pháp nghiên cứu . 9
    6. Giả thuyết khoa học của Luận án 10
    7. Những đóng góp của Luận án . 10
    8. Những luận điểm đưa ra bảo vệ 10
    9. Cấu trúc của Luận án 11
    NỘI DUNG LUẬN ÁN . 12

    Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHẨN ĐOÁN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC 12
    1.1. Chẩn đoán, năng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán 12
    1.2. Vai trò của chẩn đoán, năng lực chẩn đoán trong chức năng điều hành dạy học môn Toán 37
    1.3. Một số biểu hiện phổ biến về năng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán của sinh viên . 46
    1.4. Các cấp độ về năng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán ở tiểu học của sinh viên 49
    1.5. Một số cơ sở hình thành và yếu tố thúc đẩy phát triển năng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán ở tiểu học . 52
    1.6. Thực trạng bồi dưỡng năng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học 61
    Kết luận Chương 1 . 70


    Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHẨN ĐOÁN TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC CHO SINH VIÊN . 72
    2.1. Định hướng xây dựng biện pháp bồi dưỡng nă ng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán ở tiểu học cho sinh viên . 72
    2.2. Dạy học môn Toán ở tiểu học . 74
    2.3. Một số yêu cầu bồi dưỡng đáp ứng về năng lực chẩn đoán trong dạy học môn Toán ở tiểu học 79
    2.4. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực chẩn đoán cho sinh viên trong dạy học môn Toán ở tiểu học 81
    Kết luận Chương 2 . 143

    Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM. 145
    3.1. Mục đích và nhiệm vụ th ực nghiệm 145
    3.2. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp 145
    Kết luận chương 3 157
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 158
    1. KẾT LUẬN . 158
    2. KHUYẾN NGHỊ . 159
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 160
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 161
    PHỤ LỤC . 169
    Phụ lục 1: Bảng kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên về dấu hiệu biểu hiện phổ biến NLCĐ trong DH của SV 169
    Phụ lục 2: Bảng kết quả khảo sát nhận thức của giảng viên về quan niệm hoạt động CĐ trong DH . 171
    Phụ lục 3: Bảng kết quả khảo sát nhận thức của SV về quan niệm hoạt động CĐ trong DH 172
    Phụ lục 4: Bảng kết quả khảo sát ý kiến của giảng viên về việc khai thác và tổ
    chức tập luyện thực hiện hoạt động CĐ trong DH cho SV 173
    Phụ lục 5: Bảng kết quả khảo sát ý kiến nhận xét của giảng viên và của SV về
    nhận thức của SV đối với việc thực hiện hoạt động CĐ trong DH 174
    Phụ lục 6: Bảng khảo sát ý kiến của giảng viên về mức độ tổ chức cho SV
    thực hiện hoạt động CĐ trong DH 177
    Phụ lục 7: Bảng kết quả khảo sát ý kiến của SV và GVTH về mức độ SV được
    khai thác và thực hiện hoạt động CĐ trong DH 180
    Phụ lục 8: Bảng tổng hợp kết quả các điểm kiểm tra trước và sau khi thực hiện
    thí điểm mỗi đợt TN 183
    Phụ lục 9: Phiếu xin ý kiến giảng viên bộ môn Toán 185
    Phụ lục 10: Phiếu hỏi ý kiến giáo viên tiểu học và sinh viên 196

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Ngày nay, sự phát triển kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra rất mạnh mẽ, nó làm thay đổi căn bản tư duy kinh tế, chính trị - xã hội trên phạm vi toàn thế giới theo xu hướng hội nhập cùng p hát triển. Quá trình này cũng tác động rất mạnh đến sự phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ở Việt Nam, nó tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi và cũng có nhiều thách thức trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, năng động, tự tin, sáng tạo và thích nghi trong lao động, trong cuộc sống. Những yêu cầu phát triển xã hội đòi hỏi ngành GD&ĐT phải mới đổi nội dung giáo dục, đổi mới phương pháp giáo dục, yêu cầu người học phải thay đổi cách học, người dạy phải thay đổi cách dạy để những người học có được năng lực (NL) hành động và phát huy tính tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn.
    1.1. Mục tiêu tổng quát của Chương trình đào tạo Giáo viên tiểu học (GVTH) giai đoạn hiện nay là nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của Giáo dục tiểu học (GDTH) trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mỗi sinh viên (SV) sau khi tốt nghiệp phải có năng lực dạy học (NLDH) không chỉ đáp ứng các yêu cầu đổi mới của GDTH hiện tại mà còn phải có cả khả năng nghiên cứu khoa học giáo dục và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của GDTH trong những thập kỷ tới. Bên cạnh đó, một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới đào tạo giáo viên (GV) là phải chuyển dần từ đào tạo trang bị các kiến thức (KT), kỹ năng (KN) sang đào tạo NLDH và giáo dục. “Chương trình khung đào tạo GVTH” [6], ngoài các yêu cầu về tư tưởng và chú ý rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo còn yêu cầu cần tập trung đào tạo NL nghề cho SV. Đồng thời “Chuẩn nghề nghiệp GVTH” [7] cũng đưa ra quy định hệ thống các yêu cầu, tiêu chí cơ bản về các mặt mà người GVTH cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để đạt được. Đây cũng là những căn cứ để các trường sư phạm (SP) xây dựng chiến lược, mục tiêu đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GVTH đáp ứng mục tiêu của GDTH trong từng giai đoạn.

    1.2. Trong dạy học (DH) nói chung, DH môn Toán ở tiểu học (TH) nói rêng để đáp ứng được những yêu cầu DH, đạt được mục tiêu mong muốn thì người GVTH cần phải có NL chuyên môn và NL nghiệp vụ. Nhiều nhà khoa học giáo dục khi đề cập đến những NLDH mà người GVTH cần phải có cũng xác định năng lực chẩn đoán (NLCĐ) là một trong những NL có vai trò quan trọng cần được đào tạo, bồi dưỡng .
    Tại hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng đào tạo GVTH”, các tác giả Nguyễn Trí, Vũ Quốc Chung, Nguyễn Hữu Dũng trong [89; tr.13, 29, 41], khi tham luận về vấn đề xây dựng “Chương trình đào tạo GVTH” đã đề xuất là cần phải hình thành và bồi dưỡng được cho GVTH một số NLDH cơ bản, trong đó có đề cập đến việc phải hình thành và bồi dưỡng về NLCĐ. Trong [12; tr.147], khi đề xuất “Những vấn đề cần ưu tiên để nâng cao chất lượng giáo dục” tác giả Nguyễn Hữu Châu đã xác định vấn đề ưu tiên đặc biệt là chuẩn bị đội ngũ GV và theo đó cũng nêu ra một trong những NL cơ bản của người GV hiện nay cần phải có đó là NLCĐ (tức là NL phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh (HS), nhu cầu cần được giáo dục của HS). Khi trình bày về “Các nhóm NL của người GV” , tác giả Trần Bá Hoành cũng đã xác định trong nhóm NLDH có NLCĐ là một NL quan trọng và nêu một cách khái quát vai trò của NLCĐ nhu cầu và đặc điểm của đối tượng DH là “ Trong kiểu DH “tập trung vào HS và hoạt động học” đòi hỏi tôn trọng lợi ích, nhu cầu của HS và thực hiện DH phân hoá thì NL này cần được nhấn mạnh Chỉ khi nắm vững đối tượng, GV mới có thể điều khiển quá trình DH có hiệu quả ” [58; tr.163].
    Mặt khác, theo nhiều nhà khoa học đề cập trong [89], [91] thì DH ở TH nói chung, DH môn Toán ở TH nói riêng mang tính đặc thù khác với DH môn Toán ở các cấp học khác, bởi vì: đối tượng DH là những HS ở lứa tuổi bắt đầu hình thành và phát triển rất nhanh, đa dạng về trí tuệ và nhân cách; sự phát triển nhận thức và nhu cầu học toán của HS không đồng đều; nội dung môn Toán ở TH tuy là những KT toán học ban đầu và đơn giản nhưng chúng lại có ý nghĩa chuẩn bị nền tảng để xây dựng các KT toán học ở các cấp học sau; sản phẩm của cấp TH đòi hỏi phải đào tạo được những HS bước đầu có tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, có khả năng phát triển toàn diện,
    Cho nên, muốn đáp ứng được những yêu cầ u DH, thực hiện thành công được những nhiệm vụ DH thì việc người GVTH có NLCĐ thâm nhập vào thế giới bên trong của HS, hiểu biết tường tận về đặc điểm tính cách và nhận thức của mỗi HS, nhận biết được những diễn biến, tư tưởng, tình cảm và tâm lý của HS trong quá trình DH là một NL then chốt.

    1.3. Thực tế cho thấy, mỗi SV ngành GDTH sau khi tốt nghiệp sẽ DH nhiều năm và nhiều lớp ở các trường TH, trong thời gian đó xã hội luôn vận động và phát triển, nên có thể có những thay đổi về nội dung DH và phương pháp dạy học (PPDH) môn Toán so với lúc SV còn đang học tại trường SP. Như vậy, vấn đề đặt ra là Người GVTH cần phải biết những gì và có thể làm được những gì để thực hiện việc DH đạt được yêu cầu mong muốn ở hiện tại và ngay cả khi có những thay đổi về DH môn Toán ở TH? Trong bối cảnh DH hiện nay, yêu cầu đòi hỏi người GV không chỉ là người truyền đạt KT mà còn phải là người biết cách tổ chức hoạt động tìm tòi, tranh luận, “kích thích” những hiểu biết của HS, gợi mở cho HS trong suy nghĩ và dẫn dắt HS trong hiểu biết để giúp HS có thể vượt qua được những khó khăn, chướng ngại, thách thức trong học tập. Tuy nhiên thực tế cho thấy, có không ít GVTH khi DH môn Toán ở TH vẫn còn bộc lộ khá nhiều hạn chế, không dự đoán được những khó khăn, chướng ngại và thách thức, những sai lầm và khiếm khuyết trong học tập của HS, mà nguyên nhân chính dẫn đến
    điều này là do GV không thực hiện tốt hoạt động chẩn đoán (CĐ) trong DH. Cho nên GV thường lúng túng, thiếu tự tin, thiếu quyết đoán, không chủ động và sáng tạo khi giải quyết những tình huống mới xảy ra trong quá trình DH. Một số công trình nghiên cứu về thực trạng đào tạo , bồi dưỡng GVTH cũng cho thấy việc đào tạo GVTH nhìn chung vẫn còn nhiều thiếu sót và bất cập, chưa đảm bảo cung cấp cho ngành được đội ngũ GV có đủ những NL tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ của giai đoạn mới [89; tr.42]. Những hạn chế và bất cập này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân do việc thực hiện hình thành, bồi dưỡng một số NLDH cho SV ở trường SP.

    Vì vậy cần phải hình thành, bồi dưỡng cho SV ngành GDTH về NLCĐ trong DH môn Toán và những NL khác ngay từ khi SV đang còn học tại trường SP, sao cho SV không chỉ có khả năng đáp ứng DH môn Toán ở TH hiện tại mà còn có khả năng đáp ứng được ngay cả khi có sự điều chỉnh, đổi mới về mục tiêu, nội dung và PPDH môn Toán ở TH sau này.

    1.4. Không phải cho đến bây giờ các trường SP, các nhà khoa học mới quan tâm đến việc hình thành, bồi dưỡng NLDH môn Toán cho SV mà đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về việc bồi dưỡng các NLDH theo từng khía cạnh, mức độ, bình diện khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng tôi thì cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu riêng biệt về việc hình thành và bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV thật sự đầy đủ, mang tính hệ thống và cho phép có thể vận dụng vào thực tiễn đào tạo GVTH ở trường SP.
    Từ những lý do chính trình bày trên, có thể nói vấn đề nghiên cứu hình thành và bồi dưỡng NLCĐ cho SV ngành GDTH trong DH nói chung, trong DH môn Toán ở TH nói riêng trở nên cần thiết và cấp bách. Vì vậy, Nghiên cứu sinh chọn đề tài Luận án là “Bồi dưỡng năng lực chẩn đoán cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học Toán”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV ngành GDTH nhằm góp phần nâng cao NLDH, đáp ứng yêu cầu DH hiện tại và cả khi có đổi mới về mục tiêu, nội dung và PPDH môn Toán ở TH.
    3. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài Luận án tập trung nghiên cứu bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV thông qua DH các môn Toán cơ bản, PPDH Toán ở TH, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (RLNVSPTX) tại trường SP và tổ chức kiến tập SP, thực tập SP. Việc nghiên cứu xác nhận vốn KT, KN, kinh nghiệm hiện có của HS tại mỗi thời điểm và giải quyết những biểu hiện hạn chế cụ thể về nhận thức của HS trong thực tiễn DH môn Toán ở trường TH không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này, bởi vì thực tế SV ngành GDTH chưa thực sự được DH trên lớp và ít có điều kiện tìm hiểu thực tế DH.


    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án tập trung nghiên cứu giải quyết một số vấn đề chính sau đây:
    4.1. Làm sáng tỏ các quan niệm về CĐ, NLCĐ trong DH môn Toán, vai trò của CĐ, NLCĐ và biểu hiện phổ biến của NLCĐ trong DH môn Toán.
    4.2. Trình bày một số cơ sở hình thành và yếu tố chính thúc đẩy phát triển NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV ngành GDTH.
    4.3. Khái quát thực trạng việc hình thành, bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV ngành GDTH tại một số trường SP hiện nay.
    4.4. Xác định một số yêu cầu bồi dưỡng đáp ứng về NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV qua DH các môn Toán cơ bản, PPDH Toán ở TH.
    4.5. Đề xuất được một số biện pháp bồi dưỡng nâng cao NLCĐ trong DH môn Toán ở TH cho SV ngành GDTH tại trường SP.
    4.6. Kiểm nghiệm tính khả thi và tính hiệu quả của việc bước đầu thực hiện thí điểm các biện pháp bồi dưỡng NLCĐ trong DH môn Toán ở TH theo như đề xuất trong Luận án qua tiến hành khảo nghiệm một số SV.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...