Thạc Sĩ Bồi dưỡng kỹ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2
    MỤC LỤC
    Mở đầu 4
    Chương I: Cơ sở lí luận về bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho
    cán bộ Đoàn, Hội
    9
    1.1.Một số khái niệm công cụ 9
    1.2.Vai trò của kĩ năng công tác thanh niên và bồi dưỡng kĩ năng công
    tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội
    14
    1.3.Cấu trúc kĩ năng công tác thanh niên 16
    1.4.Con đường hình thành kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn,
    Hội
    21
    1.5.Phương pháp phân chia các kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ
    Đoàn, Hội
    24
    Chương II: Thực trạng công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh
    niên cho cán bộ Đoàn, Hội hiện nay
    31
    2.1.Tình hình phát triển kĩ năng công tác thanh niên của cán bộ Đoàn,
    Hội hiện nay
    31
    2.2.Công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn,
    Hội ở cơ sở hiện nay
    39
    2.3.Đánh giá khái quát về thực trạng công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác
    thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội cơ sở.
    51
    Chương III: Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng kĩ năng
    công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội cơ sở
    57
    3.1.Dự báo về nhu cầu bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ
    Đoàn, Hội cơ sở
    57
    3.2.Phương hướng và yêu cầu trong việc xây dựng chương trình bồi
    dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội cơ sở
    61 3
    3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi
    dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội cơ sở

    Kết luận 89
    Danh mục tài liệu tham khảo 91
    Mẫu ma két khảo sát 92
    Bảng tổng hợp kết quả khảo sát
    Tổng hợp câu hỏi phỏng vấn sâu



    BẢNG VIẾT TẮT







    1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
    2. Kinh tế - Xã hội KT - XH
    3. Chủ nghĩa xã hội CNXH
    4. Đoàn thanh niên ĐTN
    5. Đoàn viên, thanh niên ĐVTN
    6. Thanh thiếu niên TTN
    7. Thanh niên Cộng sản TNCS
    8 Liên hiệp thanh niên LHTN 4






    PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Tính cấp thiết của đề tài
    Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện hệ thống các kĩ năng công tác đối với cán
    bộ Đoàn, Hội là một yêu cầu cấp thiết, bắt buộc trong quá trình làm việc, tổ chức
    hoạt động, tập hợp, giáo dục, quản lí thanh niên. Kĩ năng công tác thanh niên của
    cán bộ Đoàn, Hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt
    động, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội. Nó là một trong những tiêu chí, thước đo quan
    trọng đánh giá trình độ, chất lượng và hiệu quả công tác của người cán bộ Đoàn,
    Hội.
    Thực trạng trình độ kĩ năng công tác thanh niên và công tác bồi dưỡng kĩ năng
    công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội hiện nay nhất là ở cấp cơ sở còn nhiều
    bất cập: Tỉ lệ cán bộ Đoàn, Hội yếu và thiếu về kĩ năng công tác thanh niên còn
    cao; công tác bồi dưỡng chưa đáp ứng được với nhu cầu của cán bộ Đoàn, Hội.
    Tình trạng thiếu về cơ sở vật chất, kinh phí, giảng viên, giáo trình, tài liệu cho công
    tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên là phổ biến. Chúng ta chưa hoàn thiện
    được cơ chế pháp lí thống nhất về công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên
    cho cán bộ Đoàn, Hội.
    Thực tế hiện nay trong xã hội hiện đại nói chung và trong nền kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng đã và đang đòi hỏi rất cao về kĩ
    năng sống và làm việc trong mọi lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, xã hội; sản xuất, kinh 5
    doanh, sinh hoạt cộng đồng Sự nảy sinh, phát triển các kĩ năng, các nhóm kĩ năng
    mới: Kĩ năng sống, kĩ năng mền đang là tâm điểm quan tâm của xã hội cũng như
    của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó nhu cầu đòi hỏi phát triển về các kĩ năng sống,
    hoạt động, công tác trong thanh niên ngày càng cao. Nhu cầu về việc tiếp nhận
    thông tin và phát triển hệ thống đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng trong thanh niên và xã
    hội rất cấp bách. Do vậy, đặt ra cho các tổ chức thanh niên cần nhanh chóng xây
    dựng và bồi dưỡng hệ thống các kĩ năng công tác cho cán bộ Đoàn, Hội một cách
    khoa học, phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của thanh niên và của xã hội.
    Mặc dù hiện nay, hệ thống các kĩ năng đã được đề cập đến nhiều trong các tài
    liệu ( sách, báo, báo cáo, nghị quyết . của Đoàn, Hội), đã khẳng định vai trò, tầm
    quan trọng và nêu ra nhiều loại, nhóm kĩ năng của hệ thống kĩ năng công tác thanh
    niên như : Kĩ năng tổ chức hoạt động thanh thiếu niên của T.S Phạm Đình Nghiệp
    (NXB Thanh niên, 2003); Kĩ năng và Phương pháp công tác thanh niên của T.S
    Dương Tự Đam (NXB Thanh niên, năm 2009); Kĩ năng nghiệp vụ công tác văn
    phòng của Đoàn thanh niên của Ban tổ chức Trung ương Đoàn( NXB Thanh niên,
    năm 2006); Kĩ năng thiết kế các mô hình hoạt động Thanh thiếu niên của Th.s Trần
    Hoàng Trung( NXB Văn hóa Thông tin, năm 2007); Kĩ năng công tác của cán bộ
    Hội LHTN Việt Nam của Hội đồng huấn luyện Trung ương Hội( NXB Thanh niên,
    năm 2006), Kĩ năng quản trò và trò chơi Nhưng thực tế, các tài liệu trên chủ yếu
    nghiên cứu và đề cập đến một vài kĩ năng cụ thể mà chưa có tài liệu nào nghiên
    cứu một cách khoa học đầy đủ về hệ thống kĩ năng công tác thanh niên cũng như
    những giải pháp cho con đường hình thành phát triển và hoàn thiện hệ thống kĩ
    năng công tác thanh niên của người cán bộ Đoàn, Hội hiện nay.
    Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là một cơ quan chức năng của Đoàn
    TNCS Hồ Chí Minh có nhiệm vụ nghiên cứu và đào tạo cán bộ làm công tác thanh
    thiếu nhi cho cả nước và đã có bề dày kinh nghiệm hơn 50 năm giảng dạy, nghiên
    cứu về kĩ năng công tác thanh niên. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là trung 6
    tâm nghiên cứu, giảng dạy, thực hành các mô hình hoạt động thanh thiếu niên, đào
    tạo hệ thống kĩ năng, nghiệp vụ cho học viên là những cán bộ làm công tác thanh
    thiếu niên trong tương lại. Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam là đơn vị thường
    xuyên tổ chức thực hành kĩ năng hoạt động cho cán bộ thanh thiếu niên trong toàn
    quốc.
    Thực tế, công tác giảng dạy bộ môn kĩ năng công tác thanh niên tại Học viện
    Thanh thiếu niên Việt Nam trong những năm gần đây không đáp ứng và chưa thực
    sự bắt nhịp kịp với những đòi hỏi mới của xã hội và của thanh niên: Giáo trình,
    giáo án, hệ thống kiến thức, điều kiện thực hành, trình độ giảng viên đã ảnh
    hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo kĩ năng cho cán bộ Đoàn, Hội.
    Gần đây, đã có rất nhiều hội thảo khoa học thường xuyên ở cấp khoa, cấp Học
    viện về các phương pháp nghiên cứu, giảng dạy các môn học kĩ năng công tác
    thanh thiếu niên. Trong 10 năm qua ( từ năm 2000 – 2009) Học viện Thanh thiếu
    niên Việt Nam và Khoa Công tác Thanh thiếu nhi đã chủ động phối kết hợp với
    các trường Đại học, Cao đẳng ( Đại học Sư phạm Hà Nội I, Đại học Văn hoá nghệ
    thuật Quân đội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật, tỉnh Đoàn Quảng Ninh, Thanh Hoá,
    Yên Bái, Đã Nẵng, Quản Nam, Đồng Nai ) triển khai giảng dạy và thực hành các
    mô hình hoạt động, các mô hình kĩ năng công tác thanh niên đã đem lại hiệu quả
    rất cao, do vậy kinh nghiệm của cán bộ giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện
    Thanh thiếu niên Việt Nam trong quá trình tham gia đề tài là rất thuận lợi và đủ
    khả năng hoàn thành nghiên cứu đề tài : “ Bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh
    niên cho cán bộ Đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay”
    II. Mục đích nghiên cứu đề tài
    Làm rõ cơ sở lí luận, phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
    chất lượng công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội.
    III. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu: 7
    1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn công tác bồi dưỡng kĩ
    năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội.
    2. Phân tích thực trạng công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên
    cho cán bộ Đoàn, Hội hiện nay.
    3. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác
    bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội trong giai đoạn
    hiện nay.
    IV. Đối tượng, khách thể nghiên cứu của đề tài.
    1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác
    thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội.
    2. Khách thể nghiên cứu
    - Cán bộ Đoàn, Hội trong các tổ chức Đoàn, Hội ở cơ sở.
    - Cán bộ giảng viên, học viên tại các trung tâm đào tạo, huấn luyện phương
    pháp kĩ năng công tác thanh niên ở các địa phương.
    - Đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên các trường THPT và CĐ, ĐH.
    V. Phạm vi nghiên cứu.
    1. Phạm vi nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng và Các giải pháp bồi dưỡng kĩ năng
    công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn, Hội ở cấp cơ sở.
    2. Địa bàn nghiên cứu: 5 tỉnh, thành là Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam, TP
    Hồ Chí Minh, Lâm Đồng.( đại diện 3 miền Bắc, Trung, Nam)
    VI. Nội dung nghiên cứu
    1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho cán
    bộ Đoàn, Hội.
    2. Đánh giá thực trạng về công tác bồi dưỡng kĩ năng công tác thanh niên cho
    cán bộ Đoàn, Hội hiện nay.
    3. Đưa ra hệ thống các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng kĩ
    năng cho cán bộ Đoàn, Hội trong giai đoạn hiện nay. 8
    VII. Phương phápnghiên cứu
    Đề tài được thực hiện chủ yếu theo phương pháp nghiên cứu sau:
    1. Điều tra khảo sát với 850 phiếu: Ở Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh
    và Lâm đồng cho 03 đối tượng: đoàn viên, thanh niên; cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở;
    các nhà nghiên cứu, giảng dạy và lãnh đạo.
    2. Phỏng vấn sâu 50 trường hợp.
    3. Toạ đàm, hội thảo: 02 cuộc
    4. Chuyên gia.
    5. Phân tích tổng hợp, nghiên cứu văn bản và các tài liệu thứ cấp.
    VIII. Các sản phẩm của đề tài
    1. Báo cáo đề tài ( bao gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt)
    2. Kết quả viết 2 chuyên đề.
    3. Kết quả điều tra
    I X. Kế hoạch thực hiện đề tài
    Xem trong phần chi tiết kèm theo
    X. Kinh phí nghiên cứu đề tài: Sáu mươi triệu đồng chẵn
    Xem giải trình chi tiết đính kèm
    XI. Lực lượng nghiên cứu đề tài
    - Cơ quan chủ trì đề tài: Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
    Các cơ quan phối hợp nghiên cứu chính: Tổ chức Đoàn, Hội, Đội, các cấp thuộc
    5 tỉnh: Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng,
    - Ngoài ra có thể phối hợp với một số cơ quan khác như: Các Trường Đại học
    Sư phạm, Văn hoá nghệ thuật, Các nhà văn hoá, Trung tâm Đào tạo cán bộ
    Thanh thiếu niên
    - Cán bộ chính thức thực hiện đề tài:
    * Th.s Nguyễn Đồng Linh, Trưởng khoa Công tác Thanh thiếu nhi.
    * Th.s. Tô Thành Phát, Chủ nhiệm bộ môn Phương pháp luận * Th.s. Biện Thị Lộc, Giảng viên bộ môn Văn hoá thể thao khoa công tác
    thanh thiếu niên.
    * Th.s. Nguyễn Minh Hương, Phó khoa Công tác Thanh thiếu nhi
    * CN. Nguyễn Hữu Thanh, Chủ nhiệm bộ môn kĩ năng, nghiệp vụ thanh niên
    * CN. Lại Thu Hương, Giảng viên bộ môn lí luận nghiệp vụ
    - Chủ nhiệm đề tài: Th.s. Trần Văn Trung, Giảng viên bộ môn kĩ năng,
    nghiệp vụ - khoa công tác Thanh thiếu nhi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...