Tiểu Luận Bồi dưỡng học sinh khá giỏi môn vật lý 9

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    I. TÊN ĐÊ TÀI: . 2
    II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 2
    III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
    IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 3
    1. Đối tượng nghiên cứu: 3
    2. Phạm vi nghiên cứu: 3
    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
    VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN . 3
    Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ÔN HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN VẬT LÝ 9 Ở TRƯỜNG THCS XÃ BẰNG KHÁNH . 4
    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ CHO CÔNG TÁC ÔN HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ 9 Ở TRƯỜNG THCS XÃ BẰNG KHÁNH 5
    1.Đối với học sinh 5
    2. Đối với giáo viên 6
    2.1- Lựa chọn đúng đối tượng học sinh . 7
    2.2- Xây dựng chương trình bồi dưỡng 7
    3. Một số bài tập cụ thể . 8
    3.1. Một số bài tập chuyên đề cơ học 8
    3.2. Một số bài tập chuyên đề nhiệt học .14
    3.3. Một số bài tập chuyên đề điện học . 16
    3.4. Một số bài tập chuyên đề quang học . 19
    VII. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT 21
    VIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 21
    1. Kết luận: . 21
    2. Kiến nghị: 22 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

    I. TÊN ĐÊ TÀI: BỒI DƯỠNG HỌC SINH KHÁ GIỎI MÔN VẬT LÝ 9
    II. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục, và coi đây là một trong những yếu tố đầu tiên, yếu tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”.
    Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một trong những nhiệm vụ của ngành giáo dục, xem trọng “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS hiện nay đã được tổ chức thực hiện trong nhưng năm qua. Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ then chốt trong mỗi nhà trường, là thành quả để tạo lòng tin với phụ huynh và là cơ sở tốt để xã hội hoá giáo dục.
    Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn tại trường THCS xã Bằng Khánh, tôi cũng đã thu được một số kết quả trong công tác ôn học sinh giỏi, đã có các học sinh đạt giải nhất, giải nhì và giải khuyến khích cấp huyện vào các năm học 2004- 2005; 2005- 2006; 2008- 2009. Với mong muốn công tác ôn luyện này đạt kết quả tốt, thường xuyên và khoa học hơn, góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm năm học này là: “ Bồi dưỡng học sinh khá giỏi bộ môn vật lý 9”.


    III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    Khảo sát thực trạng công tác bồi dưỡng và chất lượng học sinh giỏi môn vật lý 9 của trường THCS .
    Đề xuất một số biện pháp thực hiện công tác bồi dưỡng để nâng cao chất lượng học sinh giỏi giỏi môn vật lý 9 của trường THCS , góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường.
    IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khá giỏi bộ môn vật lý lớp 9 trường THCS
    2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tôi áp dụng trong trường THCS xã trong thời gian từ năm học 2011 - 2012 và có thể tiếp trong các năm học sau với tinh thần rút ra những bài học kinh nghiệm và có sửa chữa, bổ sung cho phù hợp với các đối tượng và giai đoạn cụ thể.
    V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Phương pháp quan sát: Quan sát thức tế, thực trạng về công tác chỉ đạo, công tác bồi dưỡng, quá trình học tập, chất lượng học tập của HS giỏi.
    Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu sách, báo, giáo trình có liên quan đến công tác bồi dưỡng HS giỏi. Nghiên cứu chất lượng HS giỏi những năm trước. Nghiên cứu công tác chỉ đạo của nhà trường đối với công tác bồi dưỡng HS giỏi.
    Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
    VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
    Các kết quả thực tế cho thấy số học sinh được xem là có năng lực nhận thức, tư duy, vốn sống . nổi trội hơn các em khác chiếm từ 5-10% tổng số học sinh. Các tài năng xuất hiện từ rất sớm. Vì vậy trên thế giới, người ta luôn quan tâm đến việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài ngay từ những năm tháng trẻ còn nhỏ tuổi. Ở nước ta, từ nhiều năm nay vấn đề này cũng được quan tâm.
    Đồng thời với việc thực hiện nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, tổ chức thi học sinh giỏi còn có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, việc bồi dưỡng học sinh giỏi có tác dụng tích cực trở lại đối với giáo viên. Để có thể bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên luôn phải học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm cũng như phải bồi dưỡng lòng yêu nghề, tinh thần tận tâm với công việc.
    Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, các sự vật hiện tượng vật lý rất quen thuộc gần gũi với các em. Việc tạo lòng say mê yêu thích và hứng thú tìm tòi kiến thức lại phụ thuộc rất nhiều vào nghiệp vụ sư phạm của người thầy. Qua giảng dạy và tìm hiểu tôi nhận thấy phần lớn các em chưa có thói quen vận dụng những kiến thức đã học vào giải bài tập vật lý một cách có hiệu quả, nhất là đối với các bài tập khó dành cho học sinh khá giỏi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...