Thạc Sĩ Bồi dưỡng đánh gia hiệu quả hoạt động nữ công của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người
    lao động (gọi tắt là lao động nữ) là một bộ phận không thể tách rời của
    giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn; chiếm trên 50% tổng dân số cả
    nước, là lực lượng lao động xã hội đông đảo, góp phần quan trọng cho
    sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
    Những năm qua, các cấp công đoàn trong toàn tỉnh Phú Thọ
    cũng đã triển khai thực hiện công tác vận động nữ CNVCLĐ trong
    những điều kiện thuận lợi và khó khăn như vậy. Mặc dù đã có những
    đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động nhưng
    công tác Bồi dưỡng đánh giá hiệu quả của các hoạt động đó còn
    nhiều hạn chế, bất cập. Đặc biệt công tác đánh giá còn nặng về hình
    thức, thiếu khách quan do các chủ thể đánh giá còn hạn chế về mặt
    hiểu biết và kỹ năng đánh giá. Để khắc phục hạn chế này Liên đoàn
    lao động tỉnh Phú Thọ cũng đã chú trọng đến vấn đề mở các lớp bồi
    dưỡng và tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
    công tác bồi dưỡng, đánh giá hoạt động nữ công của Liên đoàn lao
    động tỉnh; tuy nhiên do còn nhiều bất cập về lựa chọn nội dung, hình
    thức và phương pháp trong bồi dưỡng, nhất là còn hạn chế trong quản
    lý công tác bồi dưỡng đánh giá hoạt động nữ công nên hiệu quả đánh
    giá và kèm theo hiệu quả hoạt động nữ công của các công đoàn cơ sở
    còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đi vào chiều sâu. Với lý do trên tác
    giả chọn đề tài: “Bồi dưỡng đánh giá hiệu quả hoạt động Nữ công của
    Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
    quản lý giáo dục. Đề tài được tác giả tập trung nghiên cứu nhằm đánh
    giá hiệu quả công tác vận động nữ CNVCLĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý
    luận và thực trạng hoạt động bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng đánh
    giá hiệu quả hoạt động nữ công của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú
    Thọ để đề xuất các biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
    động quản lý bồi dưỡng đánh giá hiệu quả hoạt động nữ công của
    Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác bồi dưỡng đánh giá hoạt động
    Nữ công của Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ. 2
    3.2. Đối tượng nghiên cứu: Tập trung vào thực trạng hiệu quả quản
    lý công tác bồi dưỡng về đánh giá hiệu quả hoạt động nữ công và các
    biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng đánh
    giá hoạt động nữ công của Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ.
    4. Giả thuyết khoa học
    Trong những năm qua quản lý công tác bồi dưỡng đánh giá
    hoạt động nữ công của LĐLĐ tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số thành
    tích nhất định, song vẫn tồn tại một số hạn chế, bất cập về hiệu quả
    công tác đánh giá hoạt động nữ công của các công đoàn cơ sở. Nếu
    có các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đánh giá hoạt động nữ
    công đồng bộ khả thi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
    bồi dưỡng đánh giá hoạt động nữ công nói riêng và nâng cao hiệu
    quả hoạt động công đoàn nói chung trên địa bàn tỉnh.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng đánh giá hoạt
    động nữ công trong giai đoạn hiện nay
    5.2. Đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng
    đánh giá hoạt động nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ
    5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công
    tác bồi dưỡng đánh giá hoạt động nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ
    6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
    Do điều kiện thời gian không cho phép, tác giả chỉ tập trung
    nghiên cứu Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng đánh giá
    hoạt động nữ công của LĐLĐ tỉnh Phú Thọ. Để phục vụ cho luận
    văn, số liệu khảo sát lấy từ năm 2010 đến nay.
    7. Các phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
    Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các vấn đề lý luận từ những
    chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước;
    các văn bản quy phạm pháp luật của của Tổng Liên đoàn Lao động
    Việt Nam, những công trình nghiên cứu, sách báo tạp chí luận án,
    luận văn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu . những nội dung cơ sở
    lý luận cho đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
    nghiên cứu.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp điều tra: Thông qua phiếu hỏi đối với cán bộ
    công đoàn LĐLĐ các huyện, thành, thị, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ tỉnh để đánh giá tình hình thực tế về
    công tác Nữ công (Các phụ lục và phiếu điều tra).
    - Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện: Phỏng vấn công tác Nữ
    công để hiểu thêm về thực tiễn; phỏng vấn một số Trưởng ban Nữ
    công, cán bộ Phụ trách công tác nữ công các huyện, thành, thị, công
    đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc về vấn đề liên quan đến công
    tác nữ công công đoàn cơ sở.
    - Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm: Từ thực tiễn của
    Liên đoàn lao động tỉnh Phú Thọ về công tác quản lý hoạt động đánh
    giá hiệu quả Nữ công.
    7.3. Phương pháp bổ trợ
    - Phương pháp thống kê toán học: nhằm phân tích số liệu để
    đánh giá thực trạng của hoạt động nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh
    Phú Thọ về công tác vận động nữ CNVCLĐ qua các năm là cơ sở đề
    ra các giải pháp, sự thành công của đề tài nghiên cứu
    - Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia về
    thực trạng cũng như góp ý, tư vấn về tình hình về tình hình hoạt động
    Nữ công dự báo và các giải pháp thực hiện công tác vận động nữ
    CNVCLĐ cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trước khi đưa ra
    những giải pháp phù hợp, hữu hiệu.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu
    tham khảo và phụ lục, Luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng đánh giá hiệu
    quả hoạt động Nữ công Liên đoàn Lao động.
    Chương 2. Thực trạng bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng đánh
    giá hiệu quả hoạt động Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ.
    Chương 3. Biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý bồi dưỡng
    đánh giá hoạt động Nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh Phú Thọ.
    Kết luận và khuyến nghị
    Danh mục tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     
Đang tải...