Tiểu Luận Bồi dưỡng Chuyên viên chính - Tiểu luận Phân tích, giải quyết tình huống

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
    * Giới thiệu tình huống:
    a) Vấn đề tình huống:
    Rút kinh nghiệm việc xử lí các ý kiến, kiến nghị của cử tri từ nhiệm kỳ 1999 – 2004 với những tồn tại và hạn chế cần tiếp tục khắc phục trong nhiệm kỳ mới 2004 – 2009: Đó là việc kéo dài, chậm trả lời việc xử lí các ý kiến kiến nghị của cử tri đã làm cho cử tri giảm lòng tin đối với Đảng và Nhà nước mà trực tiếp là Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức của Hội đồng nhân dân (HĐND), đã có lúc, có nơi trở thành “điểm nóng” hoặc cử tri không thiết tha đến tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri ở cơ sở, vì cho rằng nếu có đề đạt nguyện vọng hoặc phản ánh cũng không được xử lí, gây tâm lí bất ổn trong đời sống chính trị ở địa phương. Đây là vấn đề đặt ra cho Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh cần phải sớm giải quyết.
    b) Thành phần tham gia vào tình huống:
    Xử lý ý kiến, kiến nghị của cử tri qua Hội nghị tiếp xúc cử tri của Đại biểu HĐND tỉnh là trách nhiệm quan trọng của đại biểu HĐND Tỉnh và Thường trực HĐND Tỉnh được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND tại điều 40:
    “ Đại biểu Hội đồng nhân dân được nhận yêu cầu, kiến nghị của cử tri phải có trách nhiệm trả lời cử tri.” Theo khoản 5, Điều 53 qui định: “Tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân” Theo quy chế hoạt động của HĐND do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2005. Tại điều 50 quy định: “Thường trực Hội đồng nhân dân có trách nhiệm giúp Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, phản ánh của các cơ quan thông tin đại chúng”. Tiếp xúc cử tri (TXCT) là một trong những hình thức hoạt động rất quan trọng của người đại biểu HĐND, là cầu nối giữa đại biểu HĐND với cử tri và cơ quan Đảng và Nhà nước, là sự thể hiện rõ nét nhất mối liên hệ giữa người đại biểu dân cử với cử tri ở đơn vị bầu ra mình. Cũng thông qua hoạt động TXCT, cử tri bày tỏ tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình, kiến nghị với Đảng, Nhà nước những vấn đề bức xúc diễn ra ở từng địa phương, đơn vị. Cũng thông qua qua hoạt động này, người đại biểu dân cử tiếp thu ý kiến đóng góp trực tiếp của cử tri giúp cho hoạt động của HĐND ngày càng gần dân hơn, các quyết sách của HĐND ban hành có tính khả thi cao và đi vào đời sống. Thực tế đã chứng minh rằng nơi nào tổ chức hoạt động TXCT tốt, đại biểu HĐND, biết lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân, hiểu được người dân hơn và đặc biệt là xử lý có trách nhiệm và có chất lượng ý kiến, kiến nghị của cử tri thì việc thực hiện cải cách hành chính, triển khai các chủ trương, chính sách, các chương trình phục vụ dân sinh tốt hơn và tình hình khiếu nại, tố cáo cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
    Nhận thức rõ tầm quan trọng và trách nhiệm của cơ quan dân cử trong công tác TXCT. Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh đã đặc biệt quan tâm chỉ đạo sâu sát cho Văn phòng giúp việc đề ra các phương án giải pháp để nâng cao hiệu quả, trách nhiệm trong việc xử lý, giải quyết trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp HĐND là một trong những hoạt động rất quan trọng của công tác TXCT, nếu giải quyết tốt, nó sẽ tạo lòng tin của dân đối với Đảng và nhà nước một cách hữu hiệu nhất. Vì vậy vai trò của đại biểu dân cử và Thường trực HĐND trong việc nâng cao hiệu quả xử lý các ý kiến, kiến nghị cử tri rất quan trọng, cho nên cần nghiên cứu tìm ra các giải pháp, kỹ năng tốt nhất cho vấn đề đặt ra.
    c) Xử lý bước đầu của tình huống
    Trước vấn đề đặc ra của việc nâng cao hiệu quả việc trả lời ý kiến, kiến nghị của tri. Thường trực HĐND Tỉnh đã quyết định tổ chức Hội nghị với thành phần gồm Ban Thường trực UBMTTQVN Tỉnh, các Ban của HĐND, tổ trưởng, tổ phó các tổ đại biểu HĐND Tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Tỉnh thảo luận bàn biện pháp để khắc phục chấn chỉnh việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri.
    Trên cơ sở đóng góp ý kiến của các đại biểu, Hội nghị đi đến kết luận giao cho Văn phòng HĐND (nay là Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Tỉnh) có nhiệm vụ “gác cổng” theo dõi, đề xuất kế hoạch, chương trình cải tiến đổi mới để nâng cao hiệu quả việc xử lý ý kiến, kiến nghị của cử tri, cụ thể hằng năm định kỳ 3 tháng một lần Văn phòng phân công chuyên viên phòng công tác HĐND trực tiếp theo dõi, mở sổ sách, lập danh mục các vấn đề chưa được giải quyết, chưa xử lý xong, rà soát và đề xuất các giải pháp cụ thể báo cáo lãnh đạo Văn phòng, cho ý kiến cụ thể xử lý từng nội dung kiến nghị của cử tri, trong đó đặc biệt chú trọng đối với các ý kiến còn tồn động lâu ngày hoặc các ý kiến giải quyết chưa dứt điểm. Đồng thời tham mưu những giải pháp có tính chất lượng, mang tính quyết định để tác động mạnh đến trách nhiệm của UBND và một số ngành trong việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri.
    Để thực hiện chủ trương trên, Văn phòng giúp qua đã đề xuất lần lượt các phương án kèm theo các giải pháp. Trong thời gian qua Thường trực HĐND đã ra sức chỉ đạo thực hiện liên tục trong suốt nhiệm kỳ 2004 – 2009 đến nay đã đạt được những kết quả khả quan.
    PHẦN II: PHÂN TÍCH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
    1) Mục tiêu
    Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
    Hoạt động TXCT là sự thể hiện rõ nét nhất mối liên hệ giữa người đại biểu dân cử với cử tri đã bầu ra mình, đã nhận vì danh dự và trọng trách là người đại biểu của nhân dân, người đại biểu phải tìm hiểu nắm vững tâm tư nguyện vọng của cử tri và trách nhiệm của bản thân, trong việc tuyên tuyền giải thích pháp luật cũng như xử lý những ý kiến, nguyện vọng của cử tri theo quy định của pháp luật.
    2. Cơ sở lý luận:
    Theo quy định tại Điều 40 của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì: “ Đại biểu Hội đồng nhân dân nhận được yêu cầu, kiến nghị của cử tri phải có trách nhiệm trả lời cử tri”.
    Tại khoản 5, Điều 53 quy định nhiệm vụ của Thường trực HĐND các cấp như sau: “ ; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân”.
    Theo Quy chế hoạt động của HĐND các cấp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành quy định: “ Trong việc giữ mối liên hệ với đại biểu HĐND, tổ đại biểu HĐND, Thường trực HĐND có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
    - Phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN cùng cấp theo dõi, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri do đại biểu HĐND chuyển đến, để chuyển tới các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan nghiên cứu giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết; báo cáo trước HĐND những ý kiến, kiến nghị đó và kết quả giải quyết của cơ quan tổ chức hữu quan”.
    - Rút kinh nhiệm nhiệm kỳ qua, xuất phát từ thực tế địa phương và những hạn chế trong quá trình xử lý giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trong nhiệm kỳ trước thường chậm trể, không thuyết phục gây bức xúc trong nhân dân và đôi lúc trở thành “điểm nóng” ở địa phương. Thường trực HĐND Tỉnh và đại biểu dân cử đặc biệt quan tâm chú trọng đến chất lượng trả lời, xử lý các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Tỉnh thực hiện nhiệm vụ tham mưu “gác cửa” các ý kiến, kiến nghị của cử tri và việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị.
    3) Nguyên nhân xảy ra tình huống
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...