Tiến Sĩ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ nhằm nâng hiệu quả dạy học hình học không gian ở

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 10/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Nghị quyết của Đảng và Luật Giáo dục đã chỉ rõ: Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
    Trí tuệ là sự thích nghi tiêu biểu nhất, sự cân đối giữa đồng hóa liên tục các sự vật vào hoạt động riêng và sự điều ứng những sơ cấu đồng hóa ấy vào bản thân những đồ vật. Trong quá trình thích nghi trí tuệ đòi hỏi chủ thể nhận thức phải tích cực suy nghĩ để loại bỏ những quan niệm cũ không phù hợp nữa, có thể phải biến đổi đối tượng để làm bộc lộ các thuộc tính của đối tượng, từng bước xâm nhập vào đối tượng hiểu, giải thích và vận dụng chúng. Đây là vấn đề rất khó khăn và rất quan trọng.
    Trong chương trình môn Toán ở trường Trung học phổ thông, hình học không gian là nội dung quan trọng góp phần hoàn thiện tri thức toán học phổ thông cũng như phát triển tư duy cho học sinh. Hơn nữa, nội dung hình học không gian cũng chứa đựng những yếu tố thích hợp để bồi dưỡng năng lực thích nghi trí tuệ cho học sinh trong quá trình dạy học.
    Hiện nay, việc bồi dưỡng năng lực thích nghi trí tuệ cho học sinh thông qua dạy học toán là một đề tài được nhiều nhà khoa học, nhà giáo rất quan tâm. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống để tìm ra các biện pháp bồi dưỡng năng lực thích nghi trí tuệ cho học sịnh trong dạy học toán ở trường Trung học phổ thông.
    Từ những lí do phân tích trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu để xây dựng các biện pháp bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    - Các biện pháp bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ trong dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông
    - Các hoạt động dạy học nội dung hình học không gian ở trường Trung học phổ thông.
    4. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được một số biện pháp bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ thích hợp thì sẽ phát triển ở họ năng lực này, góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở trường trung học phổ thông.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Luận án có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề sau đây:
    5.1. Làm rõ thêm nội hàm khái niệm thích nghi trí tuệ.
    5.2. Đưa ra các cấp độ học tập theo quan điểm thích nghi trí tuệ.
    5.3. Xác định các thành tố đặc trưng của năng lực thích nghi trí tuệ cần bồi dưỡng cho học sinh.
    5.4. Tìm hiểu thực trạng về năng lực thích nghi trí tuệ của học sinh trong học tập môn Toán ở trường Trung học phổ thông.
    5.5. Xây dựng các biện pháp bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ trong dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông.
    6. Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng nghiên cứu bao gồm: Phương pháp nghiên cứu lí luận; phương pháp điều tra, quan sát; phương pháp thực nghiệm sư phạm.
    7. Những đóng góp của luận án
    7.1. Về mặt lý luận
    7.1.1. Làm rõ thêm nội hàm khái niệm thích nghi trí tuệ.
    7.1.2. Đưa ra được ba cấp độ học tập theo quan điểm thích nghi trí tuệ.
    7.1.3. Xây dựng được năm biện pháp bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông.
    7.2. Về mặt thực tiễn: Có thể sử dụng Luận án để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên toán nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông.
    8. Những luận điểm đưa ra bảo vệ
    8.1. Các quan điểm về thích nghi trí tuệ.
    8.2. Đưa ra được ba cấp độ học tập theo quan điểm thích nghi trí tuệ.
    8.3. Các thành tố đặc trưng của năng lực thích nghi trí tuệ cần bồi dưỡng cho học sinh.
    8.4. Các biện pháp bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ trong dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông.
    8.5. Các kết quả của thực nghiệm sư phạm.
    9. Cấu trúc của luận án: Ngoài phần mở đầu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận án được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
    Chương 2. Một số biện pháp bồi dưỡng cho học sinh năng lực thích nghi trí tuệ trong dạy học hình học không gian ở trường Trung học phổ thông
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...