Thạc Sĩ Bồi dưỡng cho giáo viên các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 5/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv
    DANH MỤC CÁC BẢNG v
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu . 4
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu . 4
    4. Giả thuyết khoa học . 4
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5
    7. Phương pháp nghiên cứu . 5
    8. Cấu trúc luận văn . 6
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
    NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO
    GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT 7
    1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu . 7
    1.2. Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ có liên quan . 10
    1.2.1. Trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm 10
    1.2.2. Tổ chức và tổ chức hoạt động trải nghiệm 14
    1.2.3. Năng lực và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 17
    1.2.4. Bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho
    giáo viên THPT . 19
    1.2.5. Quản lý . 21
    1.3. Những vấn đề lí luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên về
    năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 25
    1.3.1. Vai trò của bồi dưỡng giáo viên đối với sự phát triển năng lực sự
    phạm nói chung và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm nói riêng . 25
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    1.3.2. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của giáo viên PTTH và
    những vấn đề đặt ra cho công tác bồi dưỡng giáo viên . 26
    1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT nhằm phát triển
    năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm . 28
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên . 32
    1.4.1. Các yếu tố chủ quan . 32
    1.4.2. Các yếu tố khách quan . 33
    Kết luận chương 1 34
    Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
    CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ VỀ
    NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 35
    2.1. Khái quát về thực trạng giáo dục THPT ở huyện Thanh Sơn 35
    2.1.1. Quy mô phát triển trường lớp 3 năm trở lại đây 36
    2.1.2. Cơ sở vật chất 36
    2.1.3. Chất lượng giáo dục của huyện 2 năm gần đây . 37
    2.2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên 39
    2.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng giáo viên THPT ở huyện Thanh Sơn,
    tỉnh Phú Thọ 44
    2.3.1. Mục đích công tác bồi dưỡng giáo viên THPT ở huyện Thanh Sơn,
    tỉnh Phú Thọ 44
    2.3.2. Nội dung, yêu cầu của công tác bồi dưỡng giáo viên THPT ở huyện
    Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ . 46
    2.3.3. Công tác lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên ở các trường THPT
    huyện Thanh Sơn . 46
    2.3.4. Các hình thức bồi dưỡng giáo viên của các trường THPT huyện
    Thanh Sơn 50
    2.4. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh
    Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 51
    2.4.1. Thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh THPT ở
    huyện Thanh Sơn và những vấn đề đặt ra về năng lực tổ chức hoạt
    động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên THPT . 51

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    2.4.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt
    động trải nghiệm 56
    2.4.3. Thực trạng triển khai đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên về
    năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 57
    2.4.4. Một số vấn đề đặt ra về nội dung, phương pháp và hình thức bồi
    dưỡng giáo viên THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực
    tổ chức hoạt động trải nghiệm . 59
    2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên THPT huyện Thanh
    Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm . 60
    2.5.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên THPT nhằm phát
    triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 60
    2.5.2. Thực trạng chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
    về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm . 62
    2.6. Thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng
    giáo viên THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ . 62
    2.6.1. Thực trạng của các yếu tố chủ quan 62
    2.6.2. Thực trạng các yếu tố khách quan . 63
    2.7. Tác động của một số yếu tố chủ quan và khách quan đến quản lý hoạt
    động bồi dưỡng giáo viên THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 65
    2.7.1. Các yếu tố chủ quan . 65
    2.7.2. Các yếu tố khách quan . 65
    2.7.3. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế 66
    Kết luận chương 2 67
    Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG
    GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THANH SƠN,
    TỈNH PHÚ THỌ VỀ NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
    TRẢI NGHIỆM . 68
    3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý . 68
    3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ . 68
    3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 68

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 68
    3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 69
    3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 69
    3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi . 69
    3.2. Các biện pháp quản lý 69
    3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên về tầm
    quan trọng của năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và sự cần
    thiết phải đổi mới hoạt động bồi dưỡng giáo viên 69
    3.2.2. Tổ chức đánh giá thực trạng trình độ, năng lực tổ chức hoạt động
    trải nghiệm của đội ngũ giáo viên và nắm bắt nhu cầu bồi dưỡng về
    kiến thức, kĩ năng 72
    3.2.3. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng giáo viên về
    năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 75
    3.2.4. Chăm lo công tác bồi dưỡng, khuyến khích hình thức tự rèn luyện, tự
    bồi dưỡng ở giáo viên 82
    3.2.5. Xây dựng kế hoạch cho giáo viên tổ chức các loại hình hoạt động trải
    nghiệm cho học sinh theo mô hình chủ đề 83
    3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi
    dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 85
    3.3. Khảo sát mối quan hệ và tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp
    đề xuất 87
    3.3.1. Mối quan hệ của các biện pháp . 87
    3.3.2. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất . 90
    Kết luận chương 3 94
    KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ . 96
    1. Kết luận 96
    2. Khuyến nghị . 98
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 100
    PHỤ LỤC . 102


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

    CBQL Cán bộ quản lý
    CNH-HĐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
    GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
    GD Giáo dục
    GV THPT Giáo viên trung học phổ thông
    GV Giáo viên
    GVCN Giáo viên chủ nhiệm
    HS Học sinh
    PTTH Phổ thông trung học
    QL Quản lý
    SGK Sách giáo khoa
    THPT Trung học phổ thông
    XHCN Xã hội chủ nghĩa

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 2.1. Quy mô phát triển trường lớp 3 năm trở lại đây . 36
    Bảng 2.2. Chất lượng hạnh kiểm . 37
    Bảng 2.3. Chất lượng học lực 38
    Bảng 2.4. Tỷ lệ học sinh lên lớp, đỗ TN THPT, đỗ ĐH-CĐ, HSG cấp tỉnh 39
    Bảng 2.5. Bảng cơ cấu giáo viên và phân bố độ tuổi 39
    Bảng 2.6. Ý kiến của cán bộ, giáo viên về bồi dưỡng giáo viên . 43
    Bảng 2.7. Kết quả đánh giá tầm quan trọng của việc bồi dưỡng giáo viên
    hàng năm ở các trường THPT huyện Thanh Sơn 47
    Bảng 2.8. Kết quả đánh giá sự cần thiết của việc lập kế hoạch bồi dưỡng
    giáo viên hàng năm ở các trường THPT huyện Thanh Sơn . 48
    Bảng 2.9. Kết quả đánh giá việc lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng
    năm ở các trường THPT huyện Thanh Sơn 49
    Bảng 2.10. Kết quả đánh giá thực trạng tổ chức các hoạt động trải
    nghiệm cho học sinh hàng năm ở các trường THPT huyện
    Thanh Sơn . 51
    Bảng 2.11. Thực trạng bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt
    động trải nghiệm 56
    Bảng 2.12. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về hoạt động trải nghiệm đối
    với việc phát triển năng lực và nhận thức của học sinh 57
    Bảng 2.13. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên nhằm
    phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 61
    Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính cấp thiết của 6 biện pháp . 90
    Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của 6 biện pháp 93

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

    Biểu đồ:
    Biểu đồ 2.1. Chất lượng hạnh kiểm qua hai năm học 38
    Biểu đồ 2.2. Chất lượng học lực qua hai năm học . 39
    Biểu đồ 2.3. Cơ cấu độ tuổi giáo viên năm 2013-2014 . 41
    Biểu đồ 2.4. Biểu thị nhận thức của cán bộ, giáo viên về việc bồi dưỡng
    giáo viên hàng năm . 47
    Biểu đồ 2.5. Biểu thị nhận thức của cán bộ, giáo viên về sự cần thiết lập
    kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm 48
    Biểu đồ 2.6. Biểu thị việc lập kế hoạch bồi dưỡng giáo viên hàng năm . 49
    Biểu đồ 2.7. Biểu thị thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho
    học sinh 52
    Biểu đồ 2.8. Thực trạng bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt
    động trải nghiệm 56
    Biểu đồ 2.9. Nhận thức của cán bộ, giáo viên về hoạt động trải nghiệm
    đối với việc phát triển năng lực và nhận thức của học sinh 58
    Biểu đồ 2.10. Biểu thị thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên
    nhằm phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm 61
    Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của 6 biện pháp 92
    Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của 6 biện pháp . 94
    Sơ đồ:
    Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng GV
    các trường THPT về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm . 90


    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Về mặt lí luận
    Sự phát triển của mô ̣t quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phu ̣ thuô ̣c lớn vào
    tiềm năng tri thức của dân tô ̣c đó . Giáo dục cùng với khoa học , công nghệ là
    nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
    Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học , kĩ
    thuật và đem la ̣i sự thi ̣nh vượng cho nền kinh tế quốc dân . Có thể khẳng định
    rằng: không có giáo du ̣c thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người
    và xã hội. Ý thức được điều đ ó, Đảng ta đã thực sự coi giáo dục là quốc sách
    hàng đầu, Hô ̣i nghi ̣ TW 8 khoá XI đã khẳng định "Giáo dục và đào tạo là quốc
    sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho
    giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế
    hoạch phát triển kinh tế - xã hội”[9].
    Ngày nay trong công cuộc CNH- HĐH đất nước, quá trình hội nhập quốc
    tế đã mang lại cho chúng ta rất nhiều thời cơ nhưng cũng không ít những thách
    thức, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực, ngành giáo dục và đào tạo nói
    chung và các trường nói riêng phải có trách nhiệm từng bước đáp ứng yêu cầu
    đòi hỏi đó để phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Để làm được
    điều này thì việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có mô ̣t vai trò vô cùng
    quan tro ̣ng để làm cho giáo du ̣c thực hiê ̣n được sứ mê ̣nh cao cả đó. Chủ tịch Hồ
    Chí Minh đã từng nói: Không có thầy thì không có giáo du ̣c. Rõ ràng phát triển
    đô ̣i ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết , là yếu tố cơ bản có ý nghĩa quyết định
    trong viê ̣c phát triển giáo du ̣c của nước nhà.
    Trong những năm gần đây Bộ giáo dục - Đào tạo đang tập trung chỉ đạo
    đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý nhà trường, chất lượng giáo dục; đặc biệt là
    chất lượng dạy học nhằm phát triển tư duy và các kỹ năng sống cho học sinh.
    Để đạt được mục tiêu trên trước tiên đòi hỏi phải đổi mới nội dung giáo dục và
    dạy học, cũng như phương pháp và hình thức dạy học; chú trọng bồi dưỡng đội
    ngũ giáo viên về năng lực dạy học nói chung, nhất là năng lực tổ chức dạy học
    trải nghiệm. Dạy học trải nghiệm ở nước ta đối với giáo viên là vấn đề còn mới.
    Trong lĩnh vực nghiên cứu lý luận về vấn đề này dưới góc độ quản lý giáo dục
    vẫn còn ít, chưa thành hệ thống.


    2
    1.2. Về mặt thực tiễn
    Trong những năm qua việc nâng cao năng lực cho giáo viên nhằm đáp
    ứng yêu cầu đổi mới GD luôn được Đảng, nhà nước ta quan tâm. Từ năm 1981,
    ngành GD tiến hành thay đổi chương trình, SGK phổ thông theo chủ chương
    cải cách GD của Đảng và Nhà nước, công tác bồi dưỡng GV từ đó được coi
    trọng hơn, đa dạng hơn và diễn ra thường xuyên với ba loại hình: Bồi dưỡng
    nâng chuẩn, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì và bồi dưỡng GV dạy theo
    chương trình, SGK mới. Các loại hình bồi dưỡng GV trên đã tác động sâu rộng
    đến quá trình cải thiện chất lượng đội ngũ GV, góp phần đảm bảo những yêu
    cầu cơ bản của quá trình đổi mới GD phổ thông. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng
    GV vẫn còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi ngày càng
    cao của của xã hội.
    Đối với tỉnh miền núi Phú Thọ, nơi đất tổ vua Hùng, đặc thù vùng miền
    thể hiện rõ giữa vùng thành thị, vùng đồng bằng, trung du và miền núi thì sự
    mất cân đối về đội ngũ, sự không đồng bộ về cơ cấu giáo viên các bộ môn càng
    thể hiện rõ nét hơn. Vấn đề bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt bồi dưỡng về năng
    lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên các trường THPT bộc
    lộ nhiều bất cập và hạn chế. Hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên có năng lực,
    nghiệp vụ, kĩ năng sư phạm, khả năng tiếp cận và thích ứng với đổi mới còn
    hạn chế. Trong công tác quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, đặc
    biệt bồi dưỡng về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm còn mang tính hình
    thức, chưa có chiến lược cụ thể và lâu dài, tính hiệu quả trong công tác bồi
    dưỡng giáo viên chưa cao. Đặc biệt đối với huyện Thanh Sơn là một huyện
    miền miền núi nằm phía nam của tỉnh Phú Thọ với diện tích tự nhiên
    62.063ha dân số 120.229 người, với 03 trường THPT, trong đó 2/3 trường là
    những trường ở xa trung tâm, điều kiện kinh tế địa phương trên địa bàn trường
    đóng còn gặp nhiều khó khăn, đa số giáo viên của những trường này là người
    huyện ngoài, tỉnh ngoài thì việc bồi dưỡng giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng
    giáo viên THPT về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm còn rất nhiều hạn
    chế, bất cập.


    3
    Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của GD nước nhà, ngành
    GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã xây dựng được một đội ngũ giáo viên nói chung, giáo
    viên THPT nói riêng đông đảo về số lượng, phần lớn đạt chuẩn về bằng cấp, về
    cơ bản đảm bảo được việc giảng dạy, giáo dục trong các nhà trường hiện nay,
    xong hiện nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, nền kinh tế nước ta
    hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới, chúng ta đã tiến dần một
    bước đến CNH-HĐH đất nước, đòi hỏi chúng ta phải có một nguồn nhân lực có
    trình độ, có tri thức cao để nắm bắt được công nghệ hiện đại. Để làm được việc
    này thì ngành GD đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ở đó đội ngũ các Thầy giáo,
    cô giáo giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng GD&ĐT.
    Đối với các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Sơn trong thời gian
    qua được sự chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng và chính quyền các cấp, sự chỉ đạo
    sát sao của Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ đã từng bước phát triển, cơ bản đáp ứng
    được nhu cầu học tập của con em địa phương, đóng góp một phần quan trọng
    trong việc phát triển GD chung của huyện. Tuy nhiên trong tình hình mới đất
    nước ta đang hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới trong đó GD&ĐT cũng
    đang có những bước chuyển mình để hội nhập, GD&ĐT của huyện Thanh Sơn
    đang từng bước phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của địa phương, góp phần đào
    tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương, cho đất nước, xong quá
    trình phát triển còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, chất lượng và hiệu quả
    GD chưa cao, còn nhiều bất cập, năng lực của một bộ phận giáo viên chưa đáp
    ứng được sự thay đổi của GD&ĐT trong tình hình mới, đặc biệt là về đổi mới
    phương pháp, cách thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
    Từ thực tế này đặt ra yêu cầu nhất thiết phải xây dựng đội ngũ GV đủ về
    số lượng, mạnh về chất lượng, thích ứng được yêu cầu ngày càng cao về đổi
    mới GD&ĐT và thực sự gắn bó với sự nghiệp GD&ĐT của huyện Thanh Sơn,
    đề làm được việc này thì việc đổi mới công tác bồi dưỡng GV là rất quan trọng
    và cần thiết, đặc biệt là bồi dưỡng GV các trường THPT trong huyện về năng
    lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.


    4
    Trước thực tế đó nhằm đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình
    vào công cuộc phát triển sự nghiệp GD nói chung và phát triển GD của huyện
    Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nói riêng, với mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ
    giáo viên các trường THPT trong huyện nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị
    của các trường THPT trong huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ trong thời kì mới
    tôi chọn đề tài: “Bồi dưỡng cho giáo viên các trường THPT huyện Thanh Sơn ,
    tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm” làm đề tài luận văn
    tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức
    hoạt động trải nghiệm cho học sinh và đội ngũ giáo viên các trường THPT
    huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý
    nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên về năng lực này.
    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
    3.1. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho đội
    ngũ giáo viên các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
    động trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Thanh Sơn,
    tỉnh Phú Thọ.
    4. Giả thuyết khoa học
    Trong những năm qua hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường THPT
    huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là
    năng lực dạy học nói chung và năng lực tổ chức dạy học trải nghiệm nói riêng.
    Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn bất cập hạn chế không chỉ về nội dung,
    phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà có cả về quản lý hoạt động này.
    Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý phù hợp đồng bộ, hiệu quả sẽ góp
    phần nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển được năng lực tổ chức dạy học
    trải nghiệm cho đội ngũ giáo viên.


    5
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ
    chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường THPT.
    5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên
    các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động
    trải nghiệm.
    5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các
    trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động
    trải nghiệm.
    6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo
    viên trong 3 năm từ năm học 2011-2012 đến nay và đề xuất các biện pháp quản
    lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm ở
    các trường THPT huyệnThanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
    Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
    hóa . trong quá trình tham khảo các nguồn tài liệu để xác định cơ sở lý luận
    cho vấn đề nghiên cứu.
    7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm tổng kết các kinh nghiệm
    trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng lực tổ chức hoạt động trải
    nghiệm ở các trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
    - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Nhằm thu thập thông tin từ đội
    ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên của các trường THPT trong huyện
    Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về thực trạng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về năng
    lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.
    - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Được sử dụng xem xét thực trạng
    và các biện pháp được đề xuất.


    6
    - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm giảng dạy, lấy ý
    kiến nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về tính cần thiết và tính khả thi
    của các biện pháp được đưa ra.
    - Phương pháp quan sát sư phạm: Thực hiện dự giờ các tiết dạy của giáo
    viên để phân tích, rút kinh nghiệm từ đó đưa ra các biện pháp bồi dưỡng giáo
    viên cho phù hợp.
    7.3. Phương pháp bổ trợ
    Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kế toán học.
    8. Cấu trúc luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
    luận văn được trình bày thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ
    chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường THPT huyện Thanh Sơn,
    tỉnh Phú Thọ.
    Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các trường
    THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.
    Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên các
    trường THPT huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động
    trải nghiệm.
     
Đang tải...