Tiểu Luận Bội chi ngân sách nhà nước

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Như chúng ta đã biết ,bội chi ngân sách là một vấn đề mà các quốc gia đều gặp phải .Việc Xử lý bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) là một vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi quốc gia đều có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đua bội chi đến một mức nhất định .Chính phủ Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ . Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt Nam. Vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế – xã hội, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? các giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiên nay là gì ? Những ưu nhược điểm của các giải pháp đó đối với sự pháp triển kinh tế Việt Nam hiên nay
    I) KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI
    1. Khái niệm ngân sách nhà nước:
    Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 1996 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.
    2. Khái niệm thâm hụt ngân sách nhà nước:
    2.1. Thu ngân sách nhà nước: Chính phủ dùng quyền lực của mình để tập trung một bộ phận của tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của quốc gia làm nguồn để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các nguồn thu chính:
    Ø Thu từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước: Thu từ sản xuất, thu từ lưu thông - phân phối hàng hóa, thu từ hoạt động dịch vụ
    Ø Thu từ nguồn thu ngoài nước: thu từ vay nợ và viện trợ của ngoại quốc


    2.2. Khái niệm:
    Thâm hụt ngân sách nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách nhà nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu "không mang tính hoàn trả" của ngân sách nhà nước.
    3. Phân loại thâm hụt ngân sách nhà nước:
    Tài chính công hiện đại phân loại thâm hụt ngân sách thành hai loại: thâm hụt cơ cấuthâm hụt chu kỳ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...