Tiểu Luận Bội chi ngân sách Nhà nước – thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngày nay nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì vị trí vai trò của tài chính nhà nước ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy xây dựng nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta, trong đó ngân sách Nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ đạo trong nền tài chính quốc gia.
    NSNN là nơi tập chung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính đặc biệt là tổ chức doanh nghiệp và tín dụng. Hơn nữa, NSNN là kế hoạch tổ chức vĩ mô là khâu chủ đạo trong hệ thống các khâu tài chính quyết định sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiện công bằng xã hội.
    Xử lý bội chi NSNN là vấn đề nhạy cảm, bởi nó không chỉ tác động trước mắt đối với nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá dầu cao, khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tình trạng lạm phát diễn ra nhiều nước trên thế giới, vấn đề kiềm chế lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở Việt Nam.
    Vậy xử lý bội chi NSNN như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hôi, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát hiện nay? Các biện pháp xử lý bội chi NSNN là gì? Những ưu, nhược điểm cảu các giải pháp đó đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay? Để trả lời cho các câu hỏi đó, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung đề tài “ Bội chi ngân sách Nhà nước – thực trạng và giải pháp”.

    Bài tiểu luận gồm:
    Chương I: Những lý luận chung cơ bản về bội chi ngân sách Nhà nước
    Chương II: Thực trạng vấn đề bội chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam
    Chương III: Định hướng và giải pháp giảm bội chi ngân sách Nhà nước

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG CƠ BẢN VỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2
    1. Ngân sách Nhà nước (NSNN) 2
    1.1. Khái niệm: 2
    1.2. Vai trò: 2
    1.3. Cơ cấu ngân sách Nhà nước: 2
    2. Quan niệm về Bội chi Ngân sách Nhà nước. 3
    3. Nguyên nhân của bội chi NSNN 4
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 6
    1. Khái quát về ngân sách và bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam 6
    2. Thực trạng bội chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam 7
    CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011. 9
    CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 12
    1. Định hướng xử lý bội chi NSNN 12
    1.1. Cơ cấu lại phương thức thu ngân sách Nhà nước. 12
    1.2. Đổi mới cách thức tiến hành chi tiêu. 13
    2. Giải pháp xử lý bội chi NSNN 14
    2.1. Tập trung vào các khoản vay do trung ương đảm nhận. 14
    2.2. Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. 15
    2.3. Tăng thu, giảm chi 15
    2.4. Vay để bù đắp sự thâm hụt ngân sách. 18
    2.5. Nhà nước phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước. 19
    2.6. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước nhằm bình ổn giá cả, ổn định chính sách vĩ mô và nâng cao hiệu quả hoạt động trong các khâu của nền kinh tế. 20
    KẾT LUẬN 21
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 22
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...