Tiểu Luận bội chi ngân sách nhà nước 2009- 2010

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    bội chi ngân sách nhà nước 2009- 2010

    Tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước bền vững ổn định là mục tiêu chung hầu hết của các quốc gia. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết cũng là mục tiêu. Muốn tăng trưởng kinh tế thì vốn là một yếu tố không thể thiếu trong mọi quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn huy động cho các hoạt động của cả nền kinh tế được bắt nguồn từ nhiều nguồn: vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các cá nhân, các nhà đầu tư, các tổ chức trong đó một nguồn vốn lớn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong mọi nền kinh tế từ trước tới nay là ngân sách nhà nước (NSNN). Do đó, bội chi ngân sách cũng là một vấn đề chung cho mọi quốc gia hiện nay.
    Dù ở những mức độ khác nhau nhưng bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia trên thế giới do số thu ngân sách có hạn trong khi nhu cầu chi tiêu của Nhà nước lại không ngừng tăng lên, dẫn đến mất cân đối chi và thu, bội chi ngân sách xảy ra. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước . Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Bội chi xảy ra trong thời gian dài, quy mô lớn và tốc độ cao được coi là nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát, đe dọa sự ổn định vĩ mô, do vậy khó duy trì tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế gây ảnh hưởng tới đời sống cùa dân cư, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần cho quốc gia. Thêm vào đó, bội chi ngân sách trong thời gian còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
    Và Việt Nam cũng là một quốc gia trong số đó, vì thế, việc tìm hiểu về bội chi ngân sách nhà nước ở nước ta là một vấn đề cấp thiết. Nhà nước cũng cần đề xuất nhiều giải pháp để kịp thời xử lý vấn đề bội chi ngân sách của nhà nước ta hiện nay.
    Do đó,nhóm quyết định chọn đề tài này nhằm làm rõ các nội dung bội chi ngân sách là gì,thực trạng bội chi ngân sách của nước ta trong các năm 2009 – 2010 và các biện pháp của chính phủ nhằm giải quyết bội chi ngân sách nhà nước.
    Với lượng kiến thức còn hạn chế, vậy nếu trong bài có gì sai sót thì nhóm mong mong thầy hướng dẫn thêm và cho ý kiến để bài này được hoàn thiện hơn.






    I/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC:
    1. Định nghĩa:
    Bội chi ngân sách nhà nước (hay còn gọi là thâm hụt ngân sách) trong một thời kỳ (1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu của thời kỳ đó.
     Phân loại:
     Bội chi NSNN trong ngắn hạn:
     Chi tiêu công mang tính chất thường xuyên ( thanh toán lương, chi trả nợ, lãi vay ), trong khi đó nguồn thu thuế lại được tiến hành từng đợt.
     Thường bù đắp bằng vay ngắn hạn hay sử dụng quỹ dự trữ.
     Bội chi NSNN trong dài hạn:
     Trong nhiều tài khóa
     Cho thấy tình trạng suy kém của khu vực công
     Bù đắp thâm hụt bằng vay dài hạn hay viện trợ khẩn cấp

     Thâm hụt cơ cấu : Do nhà nước thay đổi chính sách thu chi, mang tính chủ động.
     Thâm hụt chu kỳ: Do biến động củ chu kỳ kinh tế, mang tính chất bị động.

    2. Các nguyên nhân gây ra bội chi:
    + Nguyên nhân khách quan:
    Do kinh tế suy thoái mang tính chất chu kỳ: Kinh tế suy thoái  nguồn thu NSNN sút giảm, nhu cầu chi tiêu gia tăng (trợ cấp xã hội, những khoản chi để phục hồi nền kinh tế), kết quả ngân sách nhà nước cũng có thể bị bội chi.
    Thiên tai, tình hình bất ổn của an ninh thế giới gia tăng nhu cầu chi cho quốc phòng và an ninh trật tự xã hội, chi để khắc phục hậu quả thiên tai.
    + Các nguyên nhân chủ quan:
    Do quản lý và điều hành ngân sách bất hợp lý: Thể hiện qua việc đánh giá và khai thác nguồn thu chưa tốt; phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực tài chính nhà nước; phân cấp quản lý ngân sách chưa khuyến khích địa phương nổ lực trong khia thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu hiệu quả. Kết quả là thu ngân sách nhà nước không đủ trang trải nhu cầu chi tiêu.
    Do nhà nước sử dụng công cụ bội chi như một công cụ sắc bén của chính sách tài khóa để kích cầu, khắc phục tình trạng suy thoái của nền kinh tế.
    Do cách đo lường bội chi.
     
Đang tải...