Chuyên Đề Bối cảnh lịch sử Triều Lê Sơ (1428 – 1527)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    Bối cảnh lịch sử Triều Lê Sơ (1428 – 1527)
    I/ Bối cảnh lịch sử Triều Lê Sơ (1428 – 1527)


    Thời Lê Sơ: 100 năm ánh sáng và bóng tối


    Trong lịch sử dân tộc ta, có thể nói thời Lê Sơ là một thời kỳ xán lạn. Sau năm thế kỷ độc lập và văn hiến nhờ những tướng tài, vua giỏi, và trí thức lớn của các đời từ Ngô tới Trần, nhà Hồ có tội để mất nước (1407) vào tay nhà Minh.
    Nhưng rồi khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418) đưa tới những chiến thắng vang dội khiến quan quân Minh phải rút về Tàu, nền độc lập dân tộc được phục hồi, một triều đâi mới được thành lập. Ánh sáng của tự chủ tự do đã lại trở về với Đại Việt, với kinh đô cũ Thăng Long được triều Lê Sơ cho một tên gọi mới là Đông Đô để phân biệt với Lam Kinh ở Thanh Hóa, còn gọi là Tây Đô hay Tây Kinh.


    Ánh sáng bừng lên từ Lam Sơn rồi tỏa chiếu trên toàn cõi đất nước cũng là ánh sáng của 100 năm văn hiến nhờ sự nghiệp của những Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh, Phan Phu Tiên . , nhờ những thành tựu văn hóa đẹp đẽ như Hội Tao Đàn, bản đồ Hồng Đức, luật Hồng Đức .


    Nhưng lại phải nói thêm: thời kỳ 100 năm ấy đã bị hoen ố bởi những bóng tối đậm đặc, những bi kịch thảm khốc. Rất đáng buồn là vào thời Lê Sơ, một hình phạt thuộc loại man rợ nhất mà con người có thể nghĩ ra, gọi là tru di tam tộc, đã từ bên Tàu đột nhập nước ta như một vết nhơ khó gột rửa. Một số vua Lê Sơ hẹp lượng vô nghì, bạc nghĩa, đã sát hại nhiều công thần khai quốc, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Lê Sát, Trần Nguyên Hãn . để đến khi những vị này được các vua đời sau như vua Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông minh oan và phục hồi danh dự cho họ, đền bồi cho con cháu thì đã quá muộn màng.


    Sau đời minh quân Lê Thánh Tông, một vài vua Lê khác đã là những hôn quân bạo chúa, hoang dâm vô độ (khi say rượu thì giết cả cung phi) cho nên vào năm 1527 quyền thần Mạc Đăng Dung đã nhanh chóng xóa bỏ triều Lê Sơ lập ra vương triều Mạc.


    Nho giáo, một học thuyết chính trị - luân lý rất khắc nghiệt và đầy bất công ra đời bên Tàu đã ảnh hưởng nhiều tới tư tưởng và xã hội của Trung Quốc cùng một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam. Vào thời Lê Sơ, Tống Nho được vua quan nước ta tôn sùng đã tác động rất tiêu cực trên đời sống xã hội và tinh thần.
    Cũng may là nhờ Phật giáo, nhờ nhân dân và trí thức thời Lê Sơ đã có những phản ứng sáng suốt và kịp thời để ngăn chặn bớt những ảnh hưởng xấu của Nho giáo.




    MỤC LỤC


    I/ Bối cảnh lịch sử Triều Lê Sơ (1428 – 1527) 1
    1. Giai đoạn đầu triều Lê Sơ: Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 2
    1.1. Bối cảnh đất nước ta đầu thế kỷ XV 2
    1.2. Lê Thái Tổ (1428- 1433) Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn 14
    1.2.1 Một vài nét về Bình Định Vương Lê Lợi 14
    1.2.2 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) 15
    1.2.3 Lê Lợi lên ngôi vua 20
    2. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XV : Vua Lê Thánh Tông (1460- 1497) 23
    2.1. Tên tuổi và sự nghiệp của vua Lê Thánh Tông 23
    2.2 Các thành tựu đóng góp 24
    2.3 Vua Lê Thánh Tông – nhà văn hóa xuất sắc 26
    II/ Khu du tích lịch sử Lam Kinh 27
    1. Vị trí 27
    2. Đặc điểm 27
    3. Kiến trúc 28
    III/ Một số lăng tẩm và bia thời Lê Sơ 30
    1. Thời kì đầu thế kỉ XV 30
    1.1. Lăng vua Lê Thái Tổ 30
    1.1.1 Phong thủy 30
    1.1.2 Kiến trúc 30
    1.1.3 Nghệ thuật tạc tượng 31
    1.2 Bia Vĩnh Lăng 31
    1.2.1 Kiến trúc 31
    1.2.2 Nội dung bia Vĩnh Lăng 32
    1.2.3 Nghệ thuật trang trí 33
    1.2.4 ý nghĩa 34
    2. Giai đoạn cuối thế kỉ XV 34
    2.2. Lăng vua Lê Hiến Tông 34
    2.2.1 Vị trí 34
    2.2.2 Kiến trúc 34
    2.2.3 Bia Dụ Lăng 35
    IV/ Mối liên hệ với Điện Kính Thiên 35
    1. Giới thiệu chung 35
    2.Kiến trúc 36
    3. Hình tượng rồng thời Hậu Lê 36
    4.Hình tượng Rồng trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam 37
    V/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
    VI/ Phụ lục 41
     
Đang tải...