Báo Cáo Bôcaxiô và vấn đề tình dục ở một số truyện ngắn trong tập truyện Mười Ngày

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DẪN NHẬP 2
    0.1. Lí do chọn đề tài 2
    0.2. Lịch sử vấn đề 4
    0.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu . 6
    0.4. Phương pháp nghiên cứu 6
    0.5. Bố cục trình bày . 7
    NỘI DUNG . 8
    Chương 1. Cơ sở lí luận chung . 8
    1.1. Bôcaxiô và tập truyện ngắn “Mười ngày” . 8
    1.1.1. Bôcaxiô và thời đại Phục hưng 8
    1.1.2. Tập truyện “Mười ngày” . 15
    1.2. Chủ nghĩa cấm dục của nhà thờ Ki-tô giáo thời Trung cổ 21
    1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển . 21
    1.2.2. Một số giáo luật trong “Chủ nghĩa cấm dục” của Ki-tô giáo 22
    1.2.3. Tích cực và hạn chế trong “Chủ nghĩa cấm dục” của đạo Ki-tô 26
    1.3. Vấn đề tình dục 27
    1.3.1. Định nghĩa 27
    1.3.2. Tình dục và tình yêu . 29
    1.3.3. Tình dục và văn hóa . 31
    Chương 2. Vấn đề tình dục ở một số truyện ngắn trong tập truyện “Mười Ngày” 32
    2.1. Tình dục trong đối tượng thanh – thiếu niên 32
    2.2. Tình dục trong đối tượng những người góa phụ . 32
    2.3. Tình dục trong đối tượng những nữ tu sĩ 42
    Chương 3. Con người phải được là con người 45
    3.1. Tình dục - phần con phải được thăng hoa . 45
    3.2. Đạo đức - phần người phải được trưởng thành . 45
    3.3. Mối liên hệ giữa tình dục và đạo đức trong một con người . 48
    TỔNG KẾT 51
    PHỤ LỤC . 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60



    DẪN NHẬP

    0.1. Lí do chọn đề tài
    Từ khi văn học ra đời cho đến nay, giá trị vô song của văn học đã được nhân loại công nhận. Bởi thế, như một quy luật, ngày nào còn sự sống của con người, thì ngày ấy, văn chương sẽ vẫn còn được trân quý. Vai trò của sáng tác và tiếp nhận văn học luôn sóng đôi với nhau để tạo ra và lưu giữ những giá trị văn hóa tinh thần cho nhân loại. Với tư cách là người thưởng lãm nghệ thuật, chúng ta có nhiệm vụ phải hiểu cho đúng, cho sâu và thấu cảm những sản phẩm tinh thần mà người sáng tạo đã dày công nhào nặn.
    Văn học không chỉ mang tính dân tộc, giai cấp mà còn mang tính nhân loại - liên dân tộc. Khi tồn tại trong hệ thống văn học thế giới, nền văn học mỗi nước vừa mang những nét thống nhất, vừa mang những nét đặc thù. Do đó, khi tìm hiểu sáng tác của những tác gia tiêu biểu ở các nước khác nhau, chúng ta không chỉ có điều kiện hiểu được đầy đủ, sâu sắc giá trị tác phẩm của mỗi người mà qua đó còn có thể rút ra được vẻ đẹp văn hóa của dân tộc ấy. Đồng thời, từ tác phẩm, người đọc còn có chiêm nghiệm được giá trị khái quát về bản chất, quy luật phát triển và quy luật sáng tạo của văn học.
    Italy là nền văn hóa lớn của nhân loại, có đóng góp và ảnh hưởng mạnh mẽ không chỉ đến các quốc gia châu Âu mà còn có tác động nhất định đến khu vực Đông Nam Á nói riêng, trong đó có Việt Nam.
    Một trong những đỉnh cao văn học Italy nói chung và văn học Phục hưng Italy nói riêng là nhà văn lớn Bôcaxiô.
    Công tác nghiên cứu văn học ở Việt Nam về nền văn học Phục hưng nói chung và nền văn học Phục hưng Italy nói riêng là rất phong phú. Các công trình nghiên cứu về nhà văn Bôcaxiô chiếm một số lượng tương đối. Tuy vậy, việc tìm hiểu về vấn đề tình dục, một nội dung quan trọng trong các sáng tác của Bôcaxiô, ở tập truyện “Mười ngày”, tập truyện tiêu biểu của của Bôcaxiô, chưa thật sự được quan tâm đúng mức.
    “Mười ngày” là một tác phẩm đồ sộ mà bất cứ người say mê văn học Phục hưng Italy nào cũng kính trọng. Với khả năng và phạm vi giới hạn, người viết chỉ xin tìm hiểu vấn đề tình dục trong một số truyện ngắn trong tác phẩm “Mười ngày” của Bôcaxiô. Trên tinh thần đó, cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng từ tác phẩm “Mười ngày” của Bôcaxiô trong văn học phương Tây, người viết chọn nghiên cứu đề tài này với ba mục đích sau: thứ nhất, tìm hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về tư tưởng thời kì Phục hưng trên nhiều bình diện; thứ hai, thử đặt ra một vấn đề mới trong cách tìm hiểu ở góc độ vấn đề tình dục trong một số truyện ngắn ở “Mười ngày”, cụ thể ở lứa tuổi thanh niên, đối tượng góa phụ và ở những người tu sĩ; thứ ba, bàn luận một số điều còn khuất lấp bằng phương cách và quan điểm cá nhân trong việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa vấn đề tình dục và đạo đức để hoàn thiện mỗi con người.
    Khi tiếp xúc với tác phẩm, người viết nhận thấy ý nghĩa của tác phẩm này là việc dùng những truyện kể để tái hiện vấn đề tình dục, đả phá chế độ nhà thờ khá là thú vị. Đồng thời qua tác phẩm, ta thấy tác giả đã ngợi ca sự tồn tại và giữ gìn đời sống bản năng con người. Đó là ý nghĩa nhân văn quan trọng mà văn học thuộc về bất kì thời đại nào, ở biên giới quốc gia nào cũng theo đuổi để tạo nên một nguồn mạch tinh thần mạnh mẽ và giàu đẹp cho nhân loại. Từ những ý nghĩa sâu sắc ấy, người viết đã chọn tập truyện “Mười ngày” làm đối tượng nghiên cứu của mình với suy nghĩ rằng văn học không phải là một điều gì đó xa vời, trừu tượng và phi thực tế, mà chính là những điều hữu ích cho đời sống tinh thần của con người.
    Khi các trường phái như phê bình mới hay chủ nghĩa cấu trúc xuất hiện người ta cho rằng có thể giải quyết những vấn đề của văn học chỉ thuần túy dựa trên những yếu tố nội tại của văn bản mà không cần đến bất kỳ một sự tham chiếu nào khác từ những nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của xã hội học văn học mà một nhánh quan trọng của nó là nghiên cứu tiếp nhận cũng như sự ra đời của các trường phái: chú giải học/ thông diễn học (hermeneutics), nữ quyền luận/ phái tính (feminism), chủ nghĩa lịch sử . đã cho thấy sự cần thiết phải đặt văn học trong một ngữ cảnh rộng lớn hơn của những vấn đề văn hóa và xã hội.
    Đặt vấn đề nghiên cứu tình dục trong văn học, như thế, nảy sinh từ sự vận động và biến đổi nói trên của thực tiễn nghiên cứu và lý luận văn học. Từ góc nhìn này thì tình dục không chỉ là một đề tài phản ánh trong tác phẩm mà còn là một hệ quy chiếu để giải mã/ tạo nghĩa cho tác phẩm văn học. Là nơi đan bện của cái sinh vật và cái xã hội với những tương tác cực kỳ phức tạp, tình dục, vì thế, là một điểm nhìn gợi dẫn những suy tư về tồn tại người trong những chiều kích vốn không dễ nắm bắt của nó. Việc khảo sát từ một số truyện ngắn trong Mười ngày sẽ được người viết tiến hành trong một công trình khác với một quy mô dài rộng hơn. Trong bài viết này chúng tôi chỉ dừng lại khảo sát một vài tác phẩm tiêu biểu trong “Mười ngày” nhằm phục vụ cho những phân tích, bình luận có thêm chiều sâu cần thiết.
    Vấn đề này hứa hẹn nhiều điều tranh luận mới mẻ. Dẫu còn nhiều thiếu sót nhưng người viết, với mong muốn được đóng góp vào quá trình nghiên cứu văn chương, hy vọng sẽ trình bày được phần nào quan điểm của mình dưới góc nhìn chủ quan của bản thân trong sự khảo sát và tìm hiểu tác phẩm Mười ngày.
    0. 2 Lịch sử vấn đề
    “Mười ngày” là tác phẩm có giá trị và có tầm ảnh hưởng mạnh trong văn học Thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về tác phẩm này còn rất hạn chế. Hầu như không có những nghiên cứu tập trung, bao quát về tác phẩm mà chỉ dừng lại ở những nghiên cứu rải rác và thông tin ít ỏi.
    Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai từ năm 1949 đã giới thiệu về Bôcaxiô và “Mười ngày” trong bài viết “Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kì văn hóa Phục hưng”. Tuy nhiên bài viết còn khá sơ lược và chưa bao quát hết được những vấn đề liên quan về tác phẩm “Mười ngày”.
    Phần giới thiệu về Bôcaxiô do Lương Duy Trung còn được giới thiệu ở phần 2, chương 2 trong giáo trình Văn học phương Tây (2010), do nhóm tác giả Đặng Anh Đào, Hoàng Nhân, Lương Duy Trung, Nguyễn Đức Nam, Nguyễn Thị Hoàng, Phùng Văn Tửu biên soạn, nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. Tuy nhiên, bài viết này chỉ dừng lại ở những giới thiệu bước đầu chứa chưa đi sâu vào khái thác, phân tích vẻ đẹp của những tác phẩm trong tập truyện.
    “Mười ngày” được dẫn ra như một ví dụ về thể loại truyện ngắn trong tiến trình phát triển của thể loại này trong công trình nghiên cứu của tác giả Bùi Việt Thắng (Truyện ngắn, những vấn đề lí thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000.)

    “Mười ngày” là một tác phẩm có vai trò quan trọng trong truyền thống văn học châu Âu. Danh tiếng và những đóng góp của tác phẩm thời Phục hưng cũng như những ảnh hưởng của nó đến ngày nay vẫn được đánh giá cao.
    Trong các công trình nghiên cứu văn học sử của nền văn học Italy, tác phẩm “Mười ngày” được đánh giá như là một tác phẩm quan trọng trong cuộc đời sáng tác của Bôcaxiô cũng như có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của văn học Italy nói riêng và văn học châu Âu nói chung
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...