Luận Văn Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phần di truyền học - SH 12 NC

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH)
    Cuộc cách mạng công nghệ thông tin (CNTT) đang diễn ra như vũ bão và tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, mở ra một thời kỳ phát triển mới khi nhân loại bước sang thế kỷ XXI. Đặc biệt, việc chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải năng động, sáng tạo, có bản lĩnh bắt nhịp kịp thời đại.
    Thực tiễn đó làm cho mục tiêu, nội dung, PPDH ở trường phổ thông cũng cần phải thay đổi. Vì vậy đổi mới PPDH là một yêu cầu cấp bách.
    Ngày 9/12/2000 Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8 đã thông qua nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục (GD) phổ thông. Một trong bốn mục tiêu đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông là đổi mới phương pháp dạy và học.
    Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong nghị quyết TW4 khóa VII và nghị quyết TW2 khóa VIII, được thể chế trong luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực (TTC), tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh (HS) phù hợp với đặc điểm của từng môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS ”.
    Để thực hiện chủ trương trên, một trong những tiếp cận hiện đại là ứng dụng những thành tựu của CNTT trong giáo dục. Chỉ thị 58- CT/TW của bộ chính trị ngày 17/10/2000 đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD là: “ Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) ở mọi cấp học, bậc học và ngành học”. Tiếp theo chỉ thị số 29/2001/CT bộ GD & ĐT cũng đưa ra mục tiêu cụ thể “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GD & ĐT theo hướng sử dụng CNTT như một công cụ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp giáo dục, học tập ở tất cả các môn học”.
    1.2 Xuất phát từ vai trò của phương tiện dạy học trong dạy học Sinh học (SH)
    Thực tế của quá trình đào tạo đã chứng minh rằng phương tiện dạy học (PTDH) ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cho người học hiểu nhanh, nhớ lâu các nội dung học tập, đồng thời lại giảm nhẹ sức lao động của giáo viên (GV). PTDH giúp người GV tự nguyện bỏ vai trò chủ thể, tiến hành bài học không bắt đầu bằng giảng giải, thuyết trình, độc thoại, mà bằng vai trò đạo diễn, thiết kế, tổ chức, trọng tài, cố vấn trả lại cho người học vai trò chủ thể, không phải học thụ động bằng nghe thầy giảng giải, mà học tích cực bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách.
    Như vậy, muốn đổi mới PPDH phải đổi mới PTDH trong đó có phương tiện trực quan (PTTQ). “Dạy học phải đảm bảo nguyên tắc trực quan. Một trong những nguyên tắc chủ đạo trong quá trình DH nhằm đem lại hiệu quả cao, chất lượng tốt, phù hợp với nền giáo dục xã hội chủ nghĩa là đảm bảo cho HS tới mức tối đa các hình ảnh cụ thể, các biểu tượng trong sáng muôn hình, muôn vẻ của sự vật hiện tượng mà HS đang học, đang nghiên cứu”. (Nguyễn Quang Vinh - 1997)
    Trong những năm gần đây, do sự phát triển nhanh chóng của nhiều ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện, các thiết bị nghe nhìn, máy tính đã tạo ra một yêu cầu bức bách đối với GD&ĐT là nhanh chóng ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học (QTDH). Một trong những ứng dụng của CNTT trong dạy học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thiết kế bài dạy trên phần mền MS. Powerpoint, một phần mềm trong bộ Microsoft office cho phép kết hợp văn bản, âm thanh, hoạt hình, .làm bài giảng thêm sinh động, tạo niềm say mê hứng thú, kích thích tính chủ động sáng tạo của HS.
    Tuy có nhiều ưu thế như vậy nhưng người GV muốn ứng dụng CNTT theo hướng trên vào dạy học lại gặp nhiều khó khăn, nhất là thiếu nguồn tư liệu dạy học (TLDH) ở dạng kỹ thuật số.
    1.3. Xuất phát từ thực tiễn dạy học sinh học 12
    Chương trình SH 12 kế thừa chương trình lớp 9 (đã đề cập đến các hiện tượng di truyền, biến bị, các ứng dụng của di truyền học và chọn giống, sinh thái .) nhưng được nâng cao hơn ở mức khái quát hoá, đi sâu vào các quá trình, cơ chế, giải thích các hiện tượng, quy luật di truyền ở cấp vi mô và vĩ mô. Đây là những kiến thức mang tính trừu tượng như các quá trình tự sao, phiên mã, dịch mã, các cơ chế điều hòa gen, cơ chế đột biến. Bên cạnh đó, phần di truyền của SH 12 còn giới thiệu các quy luật di truyền với góc độ chi tiết hơn, đi sâu giải thích chúng ở cấp độ phân tử, tế bào. Mặt khác, các kiến thức đó được trình bày theo các cấp độ của hệ thống thế giới sống.Với những kiến thức như vậy, nếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng các PTDH truyền thống như: tranh, mẫu vật, mô hình . thì GV sẽ gặp khó khăn là không thể dùng lời để diễn tả hết những diễn biến phức tạp của các cơ chế, quá trình ở cấp vi mô, để HS hiểu sâu sắc kiến thức và vận dụng chúng một cách linh hoạt. Kết quả là HS lĩnh hội tri thức một cách thụ động, không phát huy được TTC, sáng tạo của HS.
    Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời nhằm hỗ trợ GV về nguồn tư liệu phục vụ dạy học SH, đặc biệt là dạy học phần di truyền học – SH 12 nâng cao (NC) chúng tôi đã chọn đề tài “Xây dung và sử dụng “Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phần di truyền học – sinh học 12 nâng cao” theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng và sử dụng “Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phần di truyền học - SH 12 NC” theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, góp phần đổi mới PPDH sinh học hiện nay.
    3. Giả thuyết khoa học
    Nếu xây dựng được “Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phần di truyền học - SH 12 NC” và có những biện pháp sử dụng hợp lý để tích cực hóa hoạt động học tập của HS sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần di truyền học – SH 12 NC.
    4. Đối tượng nghiên cứu
    - Hệ thống tư liệu dạy học dưới dạng tranh ảnh, đoạn phim, tài liệu tham khảo được sắp xếp phù hợp với nội dung từng bài trong phần di truyền học SH 12 NC.
    - Các biện pháp sử dụng tư liệu đó theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận về tư liệu dạy học.
    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của dạy học tích cực và các biện pháp dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập HS.
    - Tìm hiểu thực trạng sử dụng tư liệu trong dạy học phần di truyền học – SH 12 NC ở các trường trung học phổ thông (THPT) hiện nay.
    - Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc phần di truyền học của từng bài trong phần di truyền học – SH 12 NC, là cơ sở cho việc sưu tầm, biên tập các tư liệu và xây dưng “Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phần di truyền học - SH 12 NC” trên đĩa CD.
    - Xây dựng quy trình thiết kế “Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phần di truyền học - SH 12 NC” trên phần mềm MS Frontpage.
    - Đề xuất một số biện pháp sử dụng “Bộ tư liệu hỗ trợ dạy học phần di truyền học - SH 12 NC” theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS.
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nghiên cứu lí thuyết
    Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài:
    - Lý luận dạy học sinh học.
    - Các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa.
    - Các tài liệu về MS Powerpoint, MS Frontpage.
    - Các công trình khoa học có liên quan .
    6.2. Tham vấn chuyên gia
    Gặp gỡ và trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực nghiên cứu, lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia để giúp định hướng cho việc triển khai và nghiên cứu đề tài.
    6.3. Điều tra, quan sát
    Điều tra thực trạng việc sử dụng tư liệu trong dạy học phần di truyền học - SH 12 ở các trường THPT qua phỏng vấn, nói chuyện trực tiếp với GV giảng dạy môn SH.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...