Luận Văn Bộ tiêu chuẩn ISO 9000

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 22/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ISO 9000 2
    1.1 TỔ CHỨC ISO (INTERNATIONAL STANDARDS ORGANIZATION) 2
    1.2 TỔNG QUAN VỀ ISO 9000. 2
    1.2.1 ISO 9000 là gì? 2
    1.2.2 lịch sử hình thành ISO 9000. 2
    1.2.3 Quá trình xây dựng tiêu ISO. 3
    1.2.4 Triết lý của ISO 9000: gồm có 4 triết lý. 4
    1.2.5 Các nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000: 8 nguyên tắc. 4
    1.2.6 Cấu trúc và nội dung cơ bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2000. 6
    1.2.7 Các bước thực hiện ISO 9000 7
    1.2.8 Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000. 8
    1.2.9 Những khó khăn khi áp dụng. 9
    1.3 TẦM QUAN TRỌNG CỦA ISO 9000 . 9
    1.3.1 Lý do mà doanh nghiệp phải áp dụng ISO 9000. 9
    1.3.2 Lợi ích của ISO 9000. 10
    1.3.3 Vai trò của ISO 9000. 10
    1.3.4 Ý nghĩa của Bộ Tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. 11
    1.3.5 Sự cần thiết của ISO 9000 trong nền kinh tế toàn cầu. 11
    1.4 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO Ở VIỆT NAM. 13
    PHẦN 2 THỰC TẾ ÁP DỤNG ISO 9000 17
    2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY. 17
    2.1.1 lịch sử hình thành công ty. 17
    2.1.2 Chính sách chất lượng của công ty. 18
    2.1.3 Những lĩnh vực hoạt động chính của công ty. 18
    2.1.4 Kết quả 19
    2.1.5 Chứng nhận Hệ thống chất lượng phù hợp với ISO 9000. 23
    2.1.6 Tình hình công ty VIMECO trước khi áp dụng 24
    2.2 QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG. 24
    2.2.1 Việc xây dựng ISO 9000 tại công ty được tiến hành theo các bước sau. 24
    2.2.2 Thuận lợi của công ty VIMECO. 27
    2.2.3 Lợi ích công ty dạt được sau khi áp dụng ISO 9000. 28
    PHẦN 3 ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 30
    3.1 NHỮNG TỒN TẠI CỦA CÔNG TY. 30
    3.2 NHỮNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRÊN. 30



    PHẦN 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ISO 9000
    1.1 TỔ CHỨC ISO (INTERNATIONAL STANDARDS ORGANIZATION)
    ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời từ năm 1947, trụ sở chính tại GENEVE-THỤY SỸ. ngôn ngữ sử là Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Nga. Theo tiếng Anh là ISO, theo tiếng Pháp là OZN.
    Pham vi hoạt động của ISO là tất cả các lĩnh vực. Với nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực khoa hoc, kỹ thật và mọi hoạt động kinh tế khác.
    Cơ cấu tổ chức của ISO có 3 hình thức thành viên của ISO:
    - Tổ chức thành viên (Member Bodies) là các nước lớn.
    - Thành viên thông tấn (Correspondent Member) các nước chỉ có tổ chức đại diện.
    - Thành viên đăng ký (Subcribes) gồm các nước nhỏ chưa phát triển.
    ISO có các cơ quan kỹ thuật như Ban kỹ thuật, tiểu ban kỹ thuật, nhóm công tác, nhóm nghiên cứu đặc biệt chuyên lập dự thảo tiêu chuẩn quốc tế gọi tắt là DIS.
    Việt nam là thành viên thứ 72, gia nhập vào năm 1977 với tư cách là tổ chức thành viên quan sát (Observer Member) và được bầu vào ban chấp hành năm 1996.
    Hiện nay có hơn 160 nước tham gia vào tổ chức này. Hơn 13000 bộ tiêu chuẩn ISO đã được xuất bản. Các Bộ tiêu chuẩn ISO được xem xét lại ít nhất năm năm một lần.Có hơn 400000 chứng nhận tại hơn 160 quốc gia.
    1.2 TỔNG QUAN VỀ ISO 9000.
    1.2.1 ISO 9000 là gì?
    ISO là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ( ISO )ban hành lần đầu vào năm 1987, đã được sửa đổi hai lần vào năm 1994 và 2000.
    ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng, không phải tiêu chuẩn cho sản phẩm
    ISO 9000 có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cho mọi vi mô hoạt động.
    1.2.2 lịch sử hình thành ISO 9000.
    Năm 1955, Hiệp ước Bắc Đại tây dương đưa ra các tiêu chuẩn về chất lượng cho tàu APOLO của Nasa, máy bay Concorde của Anh – Pháp .
    Năm 1956, Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL-Q9858, nó được thiết kế như là một chương trình quản trị chất lượng.
    Năm 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 (Allied Quality Assurance Publiacation 1- AQAP-1).
    Năm 1969 Anh, Pháp thừa nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn quốc phòng với các hệ thống đảm bảo chất lượng của người thầu phụ thuộc vào các than viên của NATO.
    Năm 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hợp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP- 1, trong chương trình quản trị tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05-8.
    Năm 1972, Viện tiêu chuẩn Anh ban hành BS 4891 – Hướng dẫn đảm bảo chất lượng.
    Năm 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (Briitish Standards Institute-BSI) đã phát triển thành BS5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại.
    Năm 1987, tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản trị.
    Năm 1994, Bộ ISO công bố lần đầu tiên bộ ISO 9000 khuyến cáo áp dụng trong các nước than viên và trên toàn thế giới.
    Năm 2000, Bộ ISO 9000 được tu chỉnh nói trên lại được sửa đổi lân nữa và ban hành.
    Tại Việt Nam,Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất Lượng Việt Nam gọi tắt là STAMEQ-Directorate Management for Standards and Quality) thuộc Bộ Khoa Học và Công Nghệ cũng đưa tiêu chuẩn ISO 9000 vào hệ thống tiêu chuẩn với ký hiệu TCVN ISO-9000.
    Không phân biệt loại hình - quy mô - hình thức sở hữu của doanh nghiệp. ISO hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng mô hình quản lý thích hợp và văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn, nhằm đưa ra các chuẩn mực về tổ chức, biện pháp, quản lý, nguồn lực cho một hệ thống chất lượng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Nói tóm lại, đây không phải là những tiêu chuẩn về nhãn mác liên quan tới sản phẩm hay quá trình sản xuất mà là tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương thức quản lý.
    Ngay sau khi ra đời, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã được các quốc gia hưởng ứng mạnh mẽ. Cuộc điều tra thường niên lần thứ 15của tổ chức Tiêu Chuẩn hóa quốc tế ISO đã cho thấy một cái nhìn mới về vai trò của các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý chất lượng và môi trường trong quá trình toàn cầu hóa. Từ khi ra đời đến nay ISO 9000 đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung hai lần vào năm 1994 và 2000. Tuy nhiên, thay đổi mang tính bước ngoặt là từ phiên bản ISO 9000:2000 với việc chuyển từ khái niệm “đảm bảo chất lượng” sang “quản lý chất lượng” và khái niệm “sản phẩm là cái do doanh nghiệp sản xuất ra” sang “sản phẩm là cái mà TC/DN có thể mang đến cho khách hàng”. Với sự thay này, ISO 9000 có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, tổ chức muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình và để áp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...