Tiểu Luận Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 9đ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm sinh viên Đại học ngân hàng
    Định dạng file word

    1) Tổ chức ISO

    1.1) Lịch sử:
    Cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển kéo theo sự lớn mạnh của nhiều ngành công nghiệp. Lúc này sản xuất hàng hóa được tổ chức thành nhiều công đoạn, lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều đã làm phát sinh vai trò của cán bộ chuyên trách về kiểm soát chất lượng. Đây là quan niệm sơ khai về quản trị chất lượng, chủ yếu nhằm mục tiêu kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất để hạn chế cũng như tránh những sản phẩm kém chất lượng lọt ra ngoài thị trường. Tuy nhiên, việc kiểm tra một cách chính xác các khuyết tật của sản phẩm là việc làm khó khăn và không thể nào đạt kết quả tuyệt đối. Chính vì vậy, đã xuất hiện khía cạnh mới khi tìm hiểu về hoạt động quản trị chất lượng. Và mỗi lần phát hiện ra bất kỳ 1 khâu, 1 tiến trình hay thậm chí 1 nhân tố nào đó ngoài quá trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hàng hóa là mỗi lần quan niệm quản trị chất lượng được mở rộng ra.
    Như vậy, từ chỗ quản trị chất lượng trong doanh nghiệp đồng nghĩa với kiểm soát chặt chẽ khâu sản xuất đã mở rộng ra quản trị toàn bộ vòng đời sản phẩm từ khâu thiết kế đến quá trình sản xuất và quá trình phân phối sản phẩm.
    Việc tiến hành công việc quản trị chất lượng là một trong các hoạt động cần thiết nhưng chưa đầy đủ bởi thiếu căn cứ để tạo ra lòng tin đối với chất lượng sản phẩm. Vậy thì căn cứ này phải được đưa ra từ chính khách hàng và cần thiết hơn nữa là từ chính cơ quan có quyền hạn và trách nhiệm trong việc này.
    ISO là một tổ chức quốc tế về vấn đề tiêu chuẩn hóa có tên đầy đủ là The International Organization for Standardization. Các thành viên của nó là các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia của hơn một 150 nước trên thế giới.
    ISO là tổ chức phi chính phủ, ra đời và hoạt động từ 23/2/1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển của vấn đề tiêu chuẩn hóa và những hoạt động có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế và sự hợp tác phát triển trong các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, kỹ thuật và mọi hoạt động kinh tế khác.
    Trụ sở chính của ISO đặt tại Genève - Thụy Sĩ, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
    Hàng năm chi phí về hoạt động của ISO là 125 triệu France Thụy Sĩ, trong đó 80% là đóng góp trực tiếp của các thành viên chính, 20% do việc bán ấn phẩm đem lại. Số tiền đóng góp cho chi phí của ISO được tính tùy theo giá trị tổng sản phẩm xã hội và giá trị xuất nhập khẩu của các nước thành viên.
    Việt Nam là thành viên thứ 72 của ISO, gia nhập năm 1977 và được bầu vào ban chấp hành của ISO năm 1996 .

    1.2) Nguyên tắc hoạt động:
    “Thỏa mãn nhu cầu khách hàng” vừa là điểm xuất phát đồng thời là cái đích cuối cùng trong hoạt động của hệ thống nên ISO đã đề ra cho mình những nguyên tắc hết sức khắt khe nhằm gây lòng tin đối với khách hàng và củng cố giá trị của tổ chức:
    - Không thiên vị
    - Có năng lực
    - Tính trách nhiệm
    - Tính công khai
    - Tinh bảo mật
    - Xử lý khiếu nại
    Hệ thống hoạt động của tổ chức được điều hành khá chặt chẽ, có sự tách biệt trong phân công nhiệm vụ và quyền hạn giữa ISO và tổ chức chứng nhận chất lượng.
    + Vai trò của ISO: ban hành, tập hợp, phát triển, chỉnh sửa các quy định. Các tiêu chuẩn này được xem xét định kỳ 5 năm/lần nhằm thích ứng với bối cảnh hoạt động hiện tại của các doanh nghiệp.
    + Vai trò của Tổ chức chứng nhận chất lượng: dựa vào hệ thống tiêu chuẩn của ISO để tiến hành hoạt động kiểm định.
    Thật ra, việc đăng ký ISO không mang tính bắt buộc. Nó thuộc về sự tự nguyện của doanh nghiệp và doanh nghiệp có quyền lựa chọn cơ quan chứng nhận sao cho thuận tiện nhất đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một khi đã đăng ký để được chứng chỉ ISO, bản thân các doanh nghiệp phải ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của tổ chức bởi vì để được cấp chứng chỉ ISO là cả 1 quá trình công phu, đòi hỏi chiến lược và sự phấn đấu, nổ lực của toàn bộ tổ chức, điều này thể hiện rõ ngay từ bước đầu tiên – đăng ký để được chứng chỉ ISO.
    [TABLE="width: 2%"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1.3) Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn ISO:
    1.3.1) Nguyên tắc
    Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn ISO phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
    + Sự nhất trí : ISO quan tâm đến quan điểm của các phía có quan tâm : nhà sản xuất, người bán hàng, người sử dụng, các nhóm tiêu thụ, các phòng kiểm nghiệm, các chính phủ, các nhà kỹ thuật và các cơ quan nghiên cứu.
    + Qui mô : dự thảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu của các ngành và khách hàng trên toàn thế giới.
    + Tự nguyện : việc tiêu chuẩn hóa chịu tác động của thị trường và do đó nó dựa trên sự tự nguyện thực hiện của tất cả các bên có quan tâm.

    1.3.2) Xây dựng tiêu chuẩn :
    Các tiêu chuẩn quốc tế do các ủy ban kỹ thuật của ISO xây dựng và được thực hiện qua 5 bước :
    1.3.2.1. Đề nghị :
    - Xác nhận nhu cầu ban hành một tiêu chuẩn mới.
    - Đề nghị một vấn đề mới được đưa ra để các ủy ban và tiểu ban kỹ thuật có liên quan thảo luận và lựa chọn
    - Đề nghị được chấp thuận nếu đa số thành viên của ủy ban hay tiểu ban kỹ thuật đồng ý và có ít nhất 5 thành viên cam kết tham gia tích cực vào đề án.
    1.3.2.2. Chuẩn bị :
    Các chuyên gia trong nhóm cộng tác xây dựng một bản dự thảo tiêu chuẩn được đề nghị. Khi nhóm cho rằng bản dự thảo đã tương đối hoàn thiện thì nó được đưa ra thảo luận trong các ủy ban và tiểu ban.


    2) Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:
    2.1) Lịch sử:
    Trong những năm 70 nhìn chung giữa các ngành công nghiệp và các nước trên thế giới có những nhận thức khác nhau về “chất lượng”. Do đó, Viện tiêu chuẩn Anh Quốc (British Standard Institute - BSI) là một thành viên của ISO đã chính thức đề nghị ISO thành lập một ủy ban kỹ thuật để phát triển các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật và thực hành bảo đảm chất lượng, nhằm tiêu chuẩn hóa việc quản lý chất lượng trên toàn thế giới. Ủy ban kỹ thuật 176 (TC 176 - Technical committee 176) ra đời gồm đa số là thành viên của cộng đồng Châu Âu đã giới thiệu một mô hình về hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các tiêu chuẩn sẳn có của Anh quốc là BS-5750. Mục đích của nhóm TC176 là nhằm thiết lập một tiêu chuẩn duy nhất sao cho có thể áp dụng được vào nhiều lĩnh vực kinh doanh, sản xuất và dịch vụ . Bản thảo đầu tiên xuất bản vào năm 1985, được chấp thuận xuất bản chính thức vào năm 1987 và sau đó được tu chỉnh vào năm 1994 với tên gọi ISO 9000.
    Quá trình hình thành sơ lược như sau:
    - 1956 Bộ Quốc Phòng Mỹ thiết lập hệ thống MIL - Q9858, nó được thiết kế như là một chương trình quản trị chất lượng.
    - 1963, MIL-Q9858 được sửa đổi và nâng cao.
    - 1968, NATO chấp nhận MIL-Q9858 vào việc thừa nhận hệ thống bảo đảm chất lượng của những người thầu phụ thuộc các thành viên NATO (Allied Quality Assurance Publication 1 - AQAP - 1 ).
    - 1970, Bộ Quốc Phòng Liên Hiệp Anh chấp nhận những điều khoản của AQAP - 1 trong Chương trình quản trị Tiêu chuẩn quốc phòng, DEF/STAN 05-8.
    - 1979, Viện Tiêu Chuẩn Anh Quốc (British Standards Institute - BSI) đã phát triển thành BS 5750, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quản trị đầu tiên trong thương mại.
    - 1987, Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa - ISO - chấp nhận hầu hết các tiêu chuẩn BS 5750 và ISO 9000 được xem là những tài liệu tương đương như nhau trong áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quản trị.
    - 1987, Ủy ban Châu Âu chấp nhận ISO 9000 và theo hệ thống Châu Âu EN 29000.
    - 1987, Hiệp hội kiểm soát chất lượng Mỹ (ASQC) và Viện tiêu chuẩn quốc gia Mỹ (ANSI) thiết lập và ban hành hệ thống Q-90 mà bản chất chủ yếu là ISO 9000.
    - Các thành viên của Ủy ban Châu Âu (EC) và Tổ chức mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA) đã thừa nhận tiêu chuẩn ISO 9000 và buộc các thành viên của cộng đồng Âu Châu phải thực hiện theo các tiêu chuẩn này trong cung cấp hàng hóa và dịch vụ
    - Tại Việt Nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chấp thuận hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 thành hệ thống tiêu chuẩn TCVN ISO 9000.
    Kể từ ấn bản đầu tiên năm 1987, Bộ tiêu chuẩn ISO đã được chỉnh lý 3 lần, lần 1 vào năm 1994 ( Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:1994), lần 2 vào năm 2000 ( Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000) và lần 3 vào năm 2005 (Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2005). Trong đó phiên bản năm 2000 được đánh giá là có ý nghĩa nhất vì đã có nhiều bước đột phá, khắc phục những nhược điểm của phiên bản cũ (chuyển từ khái niệm “đảm bảo chất lượng” sang “quản lý chất lượng” và khái niệm “sản phẩm là cái do DN sản xuất ra” sang “sản phẩm là cái mà TC/DN có thể mang đến cho khách hàng”). Với sự thay đổi này, ISO 9000 có thể áp dụng cho tất cả các TC/DN muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của mình và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
    Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm các tiêu chuẩn sau:
    - ISO 9000:2000: mô tả cơ sở và quy định các thuật ngữ cho các hệ thống quản lý chất lượng.


    *** Tài liệu tham khảo
    - Nguyễn Hữu Thái Hòa - Hành trình văn hóa và giấc mơ chất lượng Việt Nam – Nhà xuất bản trẻ.
    - Phó Đức Trù, Phạm Hồng – ISO 9000:2000 – Nhà xuất bản khoa học và kĩ thuật.
    - Quan Minh Nhựt, Trương Chí Tiến – Quản trị chất lượng sản phẩm.
    - Một số tài liệu từ các website.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...