Tài liệu Bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội




    Quyền miễn trừ trách nhiệm (MTTN) của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) là quyền của các ĐBQH không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những câu hỏi, kiến nghị, sự lựa chọn biểu quyết hay các phát biểu của mình về tất cả các vấn đề được đặt ra tại Quốc hội. Trong bối cảnh hiện nay, cả về mặt lý luận và thực tiễn, cần phải bổ sung các quy định về đặc quyền này cho các ĐBQH để nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của Quốc hội cũng như tăng
    cường năng lực đại diện của các đại biểu. Quyền MTTN không chỉ mang tính cá nhân, bảo đảm sự an toàn cho cá nhân các đại biểu mà còn là yếu tố góp phần đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội.


    1. Quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc hội ở các nước




    Quyền MTTN là một quyền đặc thù của các nghị sĩ Quốc hội (có tài liệu gọi là quyền đặc miễn) được quy định tương đối rộng rãi trong các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội các nước. Theo đó, các nghị sĩ Quốc hội không phải chịu trách nhiệm pháp lý về những câu hỏi, kiến nghị, sự lựa chọn biểu quyết hay các phát biểu của mình về tất cả các vấn đề được đặt ra tại Quốc hội1.


    Pháp luật các nước quy định cho các ĐBQH được hưởng đặc quyền này là để bảo đảm cho ĐBQH có vị trí độc lập và sự tự do trong suy nghĩ khi thực hiện nhiệm vụ là người đại diện của nhân dân. Thực tế cho thấy, ngay từ khi những tổ chức mang tính chất đại diện đầu tiên của nhân dân được thành lập ở La Mã cổ đại, việc đảm bảo sự độc lập của các thành viên của các cơ quan này đã được đề cập. Những người được xem là đại diện cho dân chúng được hưởng sự bảo vệ đặc biệt khỏi việc bị xâm phạm thân thể cũng như việc cản trở quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình2.

    Đến thời kỳ Nghị viện bắt đầu được thành lập ở Vương quốc Anh - quê hương của nền dân chủ Nghị viện - thì quyền MTTN của nghị sĩ được áp dụng nhằm nhấn mạnh việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận trong quá trình thảo luận của
    Nghị viện. Điều này được đánh dấu bởi sự kiện xảy ra vào năm 1397, khi một nghị sĩ của Hạ nghị viện Anh đã bị vua Richard Đệ nhị khép vào tội khi quân do đã làm chủ mưu trong việc thông qua một đạo luật của Nghị viện nhằm phản đối và bác
    bỏ một phán quyết của Tòa án do nhà Vua dựng lên và các gánh nặng tài chính mà


    nhà Vua áp đặt với dân chúng. Tuy nhiên, trước sự phản đối của Nghị viện và công luận, nhà Vua đã phải trả tự do cho vị nghị sĩ này. Và từ đó, Nghị viện Anh đã khẳng định, các nghị sĩ được tự do và độc lập trong việc thảo luận các vấn đề của Nghị viện trước sự can thiệp từ phía Hoàng gia cũng như từ bên ngoài Nghị viện. Các nghị sĩ không thể bị truy tố, điều tra, bắt giam hoặc trở thành đối tượng bị xét xử vì thể hiện chính kiến hoặc đề nghị của mình khi đang thực hiện nhiệm vụ3.


    Cho đến ngày nay, quy định về quyền MTTN của các nghị sĩ Quốc hội đã trở


    nên phổ biến ở hầu hết Nghị viện các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác


    biệt nhất định về cách thức và phạm vi áp dụng đặc quyền này ở các quốc gia khác


    nhau4.




    Về phạm vi các đối tượng được hưởng quyền miễn trừ, pháp luật của nhiều nước chỉ cho phép áp dụng đối với các ĐBQH. Tuy nhiên, cũng có những Nghị viện cho phép tất cả những người tham gia các phiên thảo luận của Quốc hội được hưởng quyền này như trợ lý của các nghị sĩ (Philippines), các chuyên viên của văn phòng giúp việc (Sri Lanka, Bangladesh), các nhân chứng cung cấp thông tin tại các phiên điều trần của ủy ban Nghị viện (Ireland).


    Pháp luật của các nước có những quy định khác nhau về thời điểm bắt đầu và kết thúc của việc áp dụng quyền MTTN. Ở nhiều nước, các nghị sĩ được hưởng quyền miễn trừ kể từ khi họ được tuyên bố trúng cử trong một cuộc tuyển cử hợp

    pháp (Bỉ, Italia, Cộng hòa Séc, Ba Lan .). Ở một số nước khác, quyền miễn trừ được áp dụng khi các ứng cử viên được thẩm tra xong tư cách đại biểu (Liên bang Nga, Mali), hoặc sau khi các nghị sĩ chính thức tuyên thệ nhậm chức (Argentina, Hà Lan, Hàn Quốc ). Trong thời gian tại chức, quyền MTTN có thể được áp dụng chỉ trong thời gian diễn ra các phiên họp (Australia, Vương quốc Anh, Ai Cập ) hoặc trong toàn bộ thời gian kỳ họp của Quốc hội (Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan ). Tuy nhiên, có một điểm chung là thời điểm kết thúc quyền miễn trừ được pháp luật phần lớn các nước quy định trùng với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ của ĐBQH. Quyền được MTTN không bị hạn chế về mặt thời gian đối với các phát biểu và hành vi biểu quyết được công khai dưới bất kỳ hình thức nào mà các nghị sĩ đã thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình.


    Về phạm vi không gian của quyền MTTN, pháp luật hầu hết các nước không đặt ra giới hạn về mặt không gian áp dụng mà chỉ xem xét các hoạt động đó có thuộc phạm vi trách nhiệm của các nghị sĩ Quốc hội hay không. Điều đó có nghĩa là, tất cả những phát biểu của nghị sĩ, nếu có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu, dù được thực hiện ở địa điểm nào đi nữa đều được hưởng quyền MTTN. Tuy nhiên, cũng có những quốc gia đặt ra những quy định nghiêm ngặt hơn về phạm vi không gian áp dụng. Chẳng hạn như ở Anh, các nghị sĩ chỉ được
    hưởng đặc quyền này đối với các hành vi diễn ra trong phạm vi tòa nhà Nghị viện. Những hành vi khác, mặc dù có thể liên quan đến phạm vi nhiệm vụ của người đại biểu, nhưng nếu diễn ra ngoài phạm vi tòa nhà Nghị viện, thì vẫn không được hưởng quyền miễn trừ. Điều đó có nghĩa là những hoạt động như tiếp xúc cử tri, hoặc thay mặt cử tri gửi các khiếu nại đến các cơ quan nhà nước được thực hiện bên ngoài Nghị viện đều không thuộc đối tượng được bảo vệ của quyền MTTN. Thậm chí, pháp luật một số nước như ở Malaysia, Bangladesh còn quy định quyền miễn trừ chỉ áp dụng đối với các phát biểu của nghị sĩ Quốc hội tại phòng họp toàn thể của Quốc hội hoặc các phiên họp của ủy ban.

    Về những hành vi được áp dụng quyền MTTN, do nguồn gốc của việc áp dụng quyền MTTN là để bảo vệ quyền tự do ngôn luận của các đại biểu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nên phạm vi những hành vi được áp dụng thường bao gồm những phát biểu của nghị sĩ tại phiên họp toàn thể của Quốc hội hoặc phiên họp của ủy ban, các lựa chọn biểu quyết và các câu hỏi chất vấn. Để bảo vệ quyền tự do ngôn luận và sự độc lập của các nghị sĩ một cách tối đa trong việc thực thi nhiệm vụ của mình, pháp luật các nước cũng quy định, các đại biểu không phải chịu trách nhiệm về những phát biểu của mình khi chúng được công bố công khai trong các ấn phẩm chính thức của Nghị viện như trong biên bản của Quốc hội hoặc công báo.


    Tuy nhiên, để hạn chế việc quyền MTTN có thể bị các nghị sĩ lạm dụng, pháp luật các nước cũng đặt ra những quy định cụ thể cho phép Quốc hội có thể tước quyền miễn trừ của nghị sĩ. Pháp luật hầu hết các nước quy định rất rõ thủ tục này vì tính chất quan trọng của nó, bảo đảm sự cân bằng giữa việc bảo vệ sự hữu hiệu trong hoạt động của Quốc hội và việc áp dụng nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Thủ tục tước quyền MTTN của nghị sỹ trên thực tế rất đa dạng. Có những nước dành quyền quyết định việc tước quyền miễn trừ cho Quốc hội (Ba Lan, Thụy Sĩ ) với ý nghĩa chỉ có Quốc hội mới có quyền độc lập trong việc xem xét các vấn đề liên quan đến các thành viên của mình. Về phương diện pháp lý, khi xem xét các đề nghị này, Quốc hội không đóng vai trò thẩm phán để quyết định liệu thành viên của mình có thực sự có tội hay không. Quốc hội chỉ
    xem xét việc đặt các nghị sĩ vào việc phải đối diện với các trách nhiệm pháp lý có thiếu khách quan hay không, có hợp pháp hay không và có bình thường hay không. Thế nhưng, trao quyền này cho Quốc hội cũng có những rủi ro nhất định. Trong nhiều trường hợp, vì sự đồng cảm giữa các đồng nghiệp mà các nghị sỹ đã biểu quyết một cách thiếu khách quan theo chiều ủng hộ cho đồng nghiệp của
    mình5.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...