Tài liệu Bộ máy nhà nước

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. KHÁI NIỆM VỀ BMNN :

    1. Cơ quan nhà nước:

    a. Định nghĩa:

    Cơ quan nhà nước :

     Là bộ phận cấu thành BMNN

     là 1 tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc và trình tự nhất định.

     Có cơ cấu,tổ chức nhất định

     được giao những quyền lực nhà nước nhất định, được quy định trong các VBPL để thực hiện 1 phần nhiệm vụ,quyền hạn của nhà nước.

    b. Đặc trưng của CQNN (giúp phân biệt với các cơ quan khác):

     Được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định,qui định trong pháp luật.

    đây là cơ sở pháp lí cho sự tồn tại và hoạt động của các văn bản pháp luật. ví dụ; quốc hội có cơ sở pháp lí là hiến pháp, luật tổ chức quốc hội

     Về nguyên tắc: lấy chi phí hoạt động từ ngân sách nhà nước (thuế là chủ yếu).

     Cán bộ công chức làm trong các cơ quan nhà nước phải là công dân việt nam với lí do để đảm bảo an ninh quốc gia

     Được giao 1 phần nhiệm vụ,quyền hạn của NN ( có quyền lực NN nhất định )

    đây là điểm quan trọng nhất ko chỉ để phân biệt giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội khác mà còn để phân biệt giữa cơ quan nhà nước với các bộ phận nội tại bên trong của cơ quan nhà nước.

    cơ quan mang quyền lực và được nhân danh nhà nước thì phải được:

     Pháp luật qui định những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định

     Có quyền đơn phương ra các quyết định có khả năng bắt buộc đối với các chủ thể khác

     Đối với các chủ thể không chịu thi hành sẽ bị cưỡng chế thi hành bằng chính sức mạnh của nhà nước.

     Ví dụ UBTVQH do QH lập ra để giải quyết những công việc khi quốc hội không họp (CQNN); TTHĐND là cơ quan thường trực của hội đồng nhân dân thành phố (bộ phận nội tại). UBTVQH có thể đình chỉ văn bản sai trái của thủ tướng và trình QH bãi bỏ, còn TTHĐND thì không

     Hội LHPN (thuộc cơ quan tổ chức CTXH) có thể kết hợp với bộ LĐ (cơ quan nhà nước ở TW) để ban hành thông tư liên tịch về chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ nhưng HLHPN không có quyền đơn phương ra các quyết định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...