Tài liệu Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức như thế nào?

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bộ máy nhà nước tư sản được tổ chức theo nguyên tắc “Tam quyền, phân lập”. Học thuyết này do S.Montesquieu (1689 – 1715) - nhà Tư tưởng vĩ đại người Pháp đã phát triển các quan điểm của J.Locke và nâng nó lên thành một học thuyết.Tư tưởng tự do chính trị của S. Montesquieu gắn chặt với quyền tự do công dân. Theo ông, tự do chỉ có thể có được khi pháp luật được tuân thủ nghiêm ngặt. Để đạt được điều này phải áp dụng chế độ phân quyền. Nếu toàn bộ quyền lực nhà nước nằm trong tay một cá nhân, hoặc một cơ quan nhất định thì sẽ nảy sinh sự độc đoán chuyên quyền và có sự lạm dụng quyền lực.
    Theo S. Montésquieu: “ quyền lực nhà nước chia thành 3 bộ phận: quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp”.
    Ba quyền này phải đối trọng nhau, không có một cơ quan nào đứng trên 3 cơ quan đó. Học thuyết Tam quyền phân lập đã trở thành nền tảng cho nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Tư sản.
    Tuy nhiên, việc áp dụng học thuyết này ở mỗi nước tư sản cũng khác nhau. Ví dụ ở Pháp không được áp dụng triệt để, còn ở Mỹ thì người ta lại tuân thủ học thuyết này một cách chặt chẽ. Hiến pháp Mỹ năm 1787 là hiện thân của học thuyết tam quyền phân lập.
    1. Quyền lập pháp thuộc về Nghị viện.
    Nghị viện về mặt hình thức là cơ quan đại diện cao nhất, có chức năng thể chế hóa các quyết định chính trị quan trọng của Đảng cầm quyền thành đạo luật, đồng thời là cơ quan kiểm tra hoạt động của cơ quan hành pháp, nhưng hiện nay vai trò của Nghị viện ngày càng thu hẹp. Tổng thống thâu tóm nhiều quyền hành (ở Mỹ). Nghị viện tư sản thường được chia làm 2 viện: Thượng viện (Viện nguyên lão) và Hạ viện (Viện Dân biểu).
    Thượng viện có nhiệm kỳ dài hơn so với Hạ viện: ở Mỹ thượng viện có nhiệm kỳ 6 năm, hạ viện có nhiệm kỳ 2 năm, ở Pháp Thượng viện có nhiệm kỳ là 7 năm và Hạ viện là 5 năm, ở Nhật Thượng viện là 6 năm và Hạ viện là 4 năm.
    2. Quyền hành pháp thuộc về Chính phủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...