Tiến Sĩ Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    TRANG PHỤ BÌA
    LỜI CAM ĐOAN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    MỞ ĐẦU 5
    TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
    Chư¬ơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG THAM GIA XÂY DỰNG CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY


    24
    1.1. Quan niệm, đặc điểm cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay
    24
    1.2. Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay - Quan niệm, vai trò

    48
    Chư¬ơng 2 BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG THAM GIA XÂY DỰNG CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM


    73
    2.1. Thực trạng Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay
    73
    2.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay của Bộ đội Biên phòng

    102
    Chư¬ơng 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG THAM GIA XÂY DỰNG CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI KHU VỰC BIÊN GIỚI TÂY BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY CÓ HIỆU QUẢ HƠN


    117
    3.1. Dự báo những nhân tố tác động và yêu cầu Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay

    117
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu để Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay có hiệu quả hơn

    129
    KẾT LUẬN 161
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    164
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165
    PHỤ LỤC 178
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
    1 An ninh nhân dân ANND
    2 Bộ đội Biên phòng BĐBP
    3 Cơ sở chính trị - xã hội CSCT - XH
    4 Chủ nghĩa xã hội CNXH
    5 An ninh biên giới quốc gia ANBGQG
    6 Hệ thống chính trị HTCT
    7 Kinh tế - xã hội KT - XH
    8 Quốc phòng - an ninh QP - AN
    9 Quốc phòng toàn dân QPTD
    10 Quân đội nhân dân QĐND
    11 Văn hóa - xã hội VH - XH
    12 Xã hội chủ nghĩa XHCN









    MỞ ĐẦU
    1. Giới thiệu khái quát về luận án
    Đề tài “Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay” là vấn đề nghiên cứu được tác giả quan tâm từ lâu. Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; các chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và tham khảo, kế thừa kết quả của một số công trình khoa học nghiên cứu về CSCT - XH, xây dựng CSCT - XH, về công tác dân vận của quân đội, BĐBP. Đồng thời, đề tài còn dựa trên cơ sở thực tiễn tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội khu vực biên giới Tây Bắc; thực tiễn hoạt động của BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc hiện nay qua các báo cáo tổng kết của cơ quan chức năng, khảo sát điều tra xã hội học của tác giả luận án.
    Dưới góc độ triết học - chính trị - xã hội, đề tài đi sâu phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay; đề xuất yêu cầu và giải pháp chủ yếu để BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay có hiệu quả hơn.
    2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
    Xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng CNXH, Đảng ta cũng khẳng định nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng. Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới xác định: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [85, tr.3].
    Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải luôn quan tâm xây dựng CSCT - XH vững mạnh. Cơ sở chính trị - xã hội của đất nước được xây dựng vững mạnh góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN; HTCT xã hội chủ nghĩa của đất nước trong sạch, vững mạnh hoạt động hiệu quả; các quan hệ chính trị - xã hội XHCN được củng cố; các phong trào chính trị - xã hội XHCN phát triển mạnh mẽ, thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, tạo nền tảng chính trị - xã hội vững chắc để đất nước phát triển cả về kinh tế, văn hoá, xã hội và củng cố QP - AN.
    Khu vực biên giới Tây Bắc nước ta có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, QP - AN và đối ngoại. Do đặc thù về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT - XH cùng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác, khu vực biên giới Tây Bắc nước ta hiện nay là một trong những nơi có trình độ phát triển KT - XH thấp nhất so với cả nước; CSCT - XH còn nhiều bất cập; tình hình chính trị - xã hội còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Đây cũng là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tập trung các hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Vì vậy, xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam vững mạnh, tạo nền tảng để nơi đây phát triển và bảo vệ vững chắc chủ quyền, ANBGQG là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay.
    Bộ đội Biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền, ANBGQG. Hoạt động của BĐBP chủ yếu là ở khu vực biên giới, hải đảo. Với chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, BĐBP là lực lượng có vai trò quan trọng trong tham gia xây dựng CSCT - XH ở khu vực biên giới.
    Nhận thức đúng vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng CSCT - XH nói chung, xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc nói riêng đối với sự phát triển toàn diện của đất nước, nhất là với sự nghiệp quản lý, bảo vệ chủ quyền, ANBGQG, những năm qua BĐBP đã quán triệt và thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; chủ động cùng các lực lượng tích cực tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc, góp phần tạo nền tảng chính trị - xã hội vững chắc để nơi đây phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố QP - AN, tạo sức mạnh quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, ANBGQG. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc của BĐBP còn có những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nội dung, phương thức và cơ chế chính sách
    Trong những năm tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Đảng, Nhà nước ta tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển KT - XH, củng cố QP - AN, trong đó khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng sẽ được Đảng, Nhà nước ta quan tâm đầu tư, phát triển mạnh. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền, ANBGQG có những bước phát triển mới. Khu vực biên giới Tây Bắc nước ta vẫn là khu vực gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và củng cố QP - AN và là một trong những trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch Những vấn đề đó đặt ra yêu cầu cao đối với xây dựng CSCT - XH của đất nước nói chung và xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc nói riêng. Vì vậy, tác giả luận án chọn và nghiên cứu đề tài: "Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay" vừa cơ bản, vừa cấp thiết về lý luận và thực tiễn.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    * Mục đích nghiên cứu:
    Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó đề xuất yêu cầu và giải pháp chủ yếu để BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay có hiệu quả hơn.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay.
    - Đánh giá thực trạng BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay; chỉ rõ nguyên nhân và một số kinh nghiệm.
    - Đề xuất yêu cầu và giải pháp chủ yếu để BĐBP tham gia xây dựng cơ sở chính trị - xã hội khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay có hiệu quả hơn.
    4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu:
    Bộ đội Biên phòng tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam (Bộ Tư lệnh BĐBP, BĐBP các tỉnh biên giới Tây Bắc, các đồn Biên phòng).
    * Phạm vi nghiên cứu:
    Luận án nghiên cứu BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam, bao gồm khu vực biên giới đất liền các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Thời gian từ năm 2008 đến nay.
    5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
    * Cơ sở lý luận:
    Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc XHCN; về chức năng, nhiệm vụ của quân đội; về công tác vận động quần chúng của Đảng và công tác dân vận, xây dựng CSCT - XH của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    * Cơ sở thực tiễn:
    Thực tiễn tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam của BĐBP thông qua các số liệu điều tra, nghiên cứu, khảo sát thực tế của tác giả và những số liệu trong các báo cáo, tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
    * Phương pháp nghiên cứu:
    Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, sử dụng tổng hợp các phương pháp của các khoa học chuyên ngành, liên ngành. Trong đó, đặc biệt coi trọng các phương pháp hệ thống - cấu trúc, lô gic - lịch sử, thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, điều tra khảo sát và phương pháp chuyên gia.
    6. Những đóng góp mới của luận án
    - Xây dựng quan niệm, làm rõ nội dung, phương thức BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay.
    - Khái quát những kinh nghiệm từ thực tiễn tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam của BĐBP.
    - Đề xuất hệ thống các giải pháp, trong đó có những giải pháp mang tính đột phá để BĐBP tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc Việt Nam hiện nay có hiệu quả hơn.
    7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
    * Ý nghĩa lý luận của luận án:
    - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung làm rõ lý luận về CSCT - XH, về công tác dân vận của các đơn vị quân đội trong tình hình mới; cung cấp những luận cứ khoa học về hoạt động tham gia xây dựng CSCT - XH của BĐBP nói chung, BĐBP các tỉnh biên giới Tây Bắc nói riêng.
    - Luận án còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy môn vận động quần chúng tại các học viện, nhà trường trong quân đội nói chung, các học viện, nhà trường trong lực lượng BĐBP nói riêng và vận dụng tại địa bàn các tỉnh biên giới Tây Bắc.
    * Ý nghĩa thực tiễn của luận án:
    Giúp cho Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP và các đơn vị cơ sở BĐBP tham khảo, nghiên cứu, vận dụng trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới nói chung, tham gia xây dựng CSCT - XH khu vực biên giới Tây Bắc nói riêng đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
    8. Kết cấu của luận án
    Gồm: Phần mở đầu, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
     
Đang tải...