Tài liệu Bộ đề thi thử đại học và cao đẳng năm 2011 hóa học 12 (bộ giáo dục và đào tạo)

Thảo luận trong 'Ôn Thi Tốt Nghiệp' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG NĂM 2011

    - - -  - - - Môn : Hóa Học 12. Thời gian làm bài: 90 phút



    HÓA HỌC 12

    (gồm 10 bộ đề có đáp án và 2 đề chính thức)



    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI LÀM BÀI

    (Đại học 2011)


    1. Đặc điểm chung của đề thi trắc nghiệm môn Hóa Học cũng như các môn khác là phạm vi nội dung thi rất rộng. Đối với những nội dung cụ thể, để làm bài trắc nghiệm phải nắm vững và vận dụng lý thuyết về Cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học, sự điện li, phản ứng oxi hóa-khử, tốc độ phản ứng, cân bằng hóa học, đại cương về hóa học Hữu cơ, .

    2. Mức độ yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần đạt trong đề thi rắc nghiệm môn Hóa học

    a) Về lý thuyết

    - Biết hoặc hiểu được những kiến thức chung về hóa học.

    - Biết hoặc hiểu được tính chất hóa học cơ bản của các chất vô cơ và các chất hữu cơ trình bày trong chương trình.

    - Biết được ứng dụng, điều chế các chất cụ thể.

    b) Về thực hành hóa học:

    - Biết hiện tượng quan sát được của một số phản ứng hóa học đặc trưng đã có trong bài học và bài thực hành lớp 12.

    - Phân biệt được các chất bằng phương pháp hóa học.

    c) Về Bài tập hóa học

    Trong đề thi, các bài tập hóa học được ra dưới dạng câu trắc nghiệm có nội dung tính toán không quá phức tạp, có thể giải nhanh, gọn để chọn phương án đúng.

    3. Để tìm được nhanh và chính xác phương án đúng trong câu trắc nghiệm môn Hóa học, thí sinh cần:

    a) Nhớ các khái niệm, tính chất, vận dụng vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra quyết định chọn phương án đúng. Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn để có thể nắm chắc nội dung mà đề thi yêu cầu chúng ta trả lời. Đặc biệt chú ý đến các từ có ý phủ định trong phần dẫn như “không”, “không đúng”, “sai” .

    b) Nếu đã gặp may một phương án cho là đúng thì phải đọc lưới qua các phương án còn lại.

    c) Cần tính toán nhanh trên giấy nháp để chọn phương án đúng.

    d) Cần vận dụng kiến thức đã biết, suy đoán nhanh chọn phương án đúng.

    4. Cấu trúc đề thi năm 2011 không có gì thay đổi so với năm 2010.


    * Cấu trúc đề thi Đại học, Cao đẳng năm 2011:

    I - Phần chung cho tất cả các thí sinh:

    1. Nguyên tử; Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học; 9. Anđehit – Axit cacboxylic [3]

    Liên kết hóa học [2] 10. Este – Lipit [3]

    2. Phản ứng oxi hóa khử; Cân bằng hóa học [2] 11. Amin – Aminoaxit – Protit (protein) [2]

    3.Sự điện li [2] 12. Gluxit (cacbonhiđrat) [2]

    4. Phi kim [2] 13. Hợp chất cao phân tử (polime) và vật liệu polime [1]

    5. Đại cương về kim loại [2] 14. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa hữu cơ

    6. Kim loại phân nhóm IA, IIA; nhôm, sắt [6] thuộc chương trình phổ thông [6]

    7. Đại cương hóa học hữu cơ; Hiđrocacbon [2] 15. Tổng hợp nội dung các kiến thức hóa vô cơ

    8. Rượu (ancol) – Phenol [3] thuộc chương trình phổ thông [6]

    II - Phần riêng

    A – Phần dành cho thí sinh chương trình chuẩn B - Phần dành cho thí sinh chương trình nâng cao

    1. Nhôm, sắt [2] 1. Xeton [1]

    2. Dãy điện hóa của kim loại [1] 2. Dãy thế điện cực chuẩn [1]

    3. Hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon [3] 3. Crom, đồng, niken, chì, bạc, vàng, thiếc [2]

    4. Phân tích hóa học; Hóa học và các vấn đề Kinh Tế,

    Xã Hội, Môi Trường [2]



    Lịch Thi Đại Học Môn Hóa: Khối A ( sáng ngày 5/7/2011); Khối B ( sáng ngày 10/7/2011);


    Ngày 25 tháng 3 năm 2011


    Sưu tầm: Jos. Nguyễn Công Dương (đóng góp ý kiến: 01674230473) Chân thành cảm ơn!

    (Email: <a class="__cf_email__" href="http://www.cloudflare.com/email-protection" data-cfemail="4a2e232422787a7a72153e3e0a332b22252564292527">[email protected]<script type="text/javascript">
    (function(){try{var s,a,i,j,r,c,l,b=document.getElementsByTagName("script");l=b[b.length-1].previousSibling;a=l.getAttribute(data-cfemail);if(a){s=;r=parseInt(a.substr(0,2),16);for(j=2;a.length-j;j+=2){c=parseInt(a.substr(j,2),16)^r;s+=String.fromCharCode(c);}s=document.createTextNode(s);l.parentNode.replaceChild(s,l);}}catch(e){}})();
    )




    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG NĂM 2011

    - - -  - - - Môn : Hóa Học. Thời gian làm bài: 90 phút






    Câu 1: Người ta có thể điều chế kim loại Na bằng cách:

    A. Điện phân dung dịch NaCl. B. Điện phân NaCl nóng chảy.

    C. Dùng K cho tác dụng với dung dịch NaCl. D. Khử Na2O bằng CO.

    Câu 2: Chỉ dùng 1 dung dịch hoá chất thích hợp, có thể phân biệt 3 kim loại riêng biệt: Na, Ba, Cu. Dung dịch đó là:

    A. HNO3 B. NaOH C. H2SO4 D. HCl

    Câu 3: Cho cân bằng N2 (k) + 3H2(k) 2NH3(k) + Q. Có thể làm cân bằng dung dịch về phía tạo thêm NH3 bằng cách:

    A. Hạ bớt nhiệt độ xuống B. Thêm chất xúc tác

    C. Hạ bớt áp suất xuống D. Hạ bớt nồng độ N2 và H2 xuống

    Câu 4: Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch Cu(NO3)2 thì nồng độ của Cu2+ còn lại trong dung dịch bằng 1/2 nồng độ của Cu2+ ban đầu và thu được một chất rắn A có khối lượng bằng m + 0,16 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng Fe và nồng độ ( mol/l ) ban đầu của Cu(NO3)2 là:

    A. 1,12 gam và 0,3M B. 2,24 gam và 0,2 M C. 1,12 gam và 0,4 M D. 2,24 gam và 0,3 M.

    Câu 5: Cho các dung dịch: HCl (X1); KNO3 (X2) ; HCl + KNO3 (X3) ; Fe2(SO4)3 (X4). Dung dịch có thể hoà tan được bột Cu là:

    A. X1, X3, X4 B. X1, X4 C. X3, X4 D. X1, X3, X2, X4

    Câu 6: Xét ba nguyên tố có cấu hình electron lần lượt là:

    X: 1s22s22p63s1 ; Y: 1s22s22p63s2 ; Z: 1s22s22p63s23p1.

    Hiđroxit của X, Y, Z xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ là:

    A. XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3 B. Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH

    C. Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH D. Z(OH)2 < Y(OH)3 < XOH

    Câu 7: Hoà tan 36 gam hỗn hợp đồng và oxit sắt từ (ở dạng bột) theo tỉ lệ mol 2 : 1 bằng dung dịch HCl dư, phản ứng xong thu được dung dịch X và chất rắn Y. Khối lượng chất rắn Y bằng

    A. 12,8 gam. B. 6,4 gam. C. 23,2 gam. D. 16,0 gam.

    Câu 8: Một hỗn hợp X gồm M và oxit MO của kim loại ấy. X tan vừa đủ trong 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M cho ra 1,12 lít H2 (đktc). Biết khối lượng của M trong hỗn hợp X bằng 0,6 lần khối lượng của MO trong hỗn hợp ấy. Kim loại M, khối lượng M và MO trong X là:

    A. Mg; 1,2 gam Mg và 2 gam MgO B. Ca; 2 gam Ca và 2,8 gam CaO

    C. Ba; 6,85 gam Ba và 7,65 gam BaO D. Cu; 3,2 gam Cu và 4 gam CuO

    Câu 9: Điện phân 200ml dung dịch CuCl2 sau một thời gan người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot.

    Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol/lit ban đầu của dung dịch CuCl2 là:

    A. 1,2M B. 1,5M C. 1M D. 2M

    Câu 10: Trong 3 oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 thì chất phản ứng với HNO3 không tạo ra khí là:

    A. FeO B. Fe2O3 C. FeO và Fe3O4 D. Fe3O4

    Câu 11: Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1 M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. V có giá trị là:

    A. 1,1 lít B. 0,8 lít C. 1,2 lít D. 1,5 lít

    Câu 12: Hoà tan 45,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol N2O và 0,9 mol NO. Kim loại M là:

    A. Mg B. Fe C. Al D. Zn

    Câu 13: Có 3 bình chứa các khí SO2, O2 và CO2. Phương pháp thực nghiệm để nhận biết các khí trên là:

    A. Cho từng khí lội qua dung dịch Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.

    B. Cho từng khí lội qua dung dịch H2S, sau đó lội qua dung dịch Ca(OH)2

    C. Cho cánh hoa hồng vào các khí, sau đó lội qua dung dịch NaOH

    D. Cho t ừng khí đi qua dung dịch Ca(OH)2,sau đó lội qua dung dịch Br2

    Câu 14: Sắp xếp các chất sau: H2, H2O, CH4, C2H6 theo thứ tự nhiệt độ sôi tăng dần:

    A. H2 < CH4 < C2H6 < H2O B. H2 < CH4 < H2O < C2H6

    C. H2 < H2O < CH4 < C2H6 D. CH4 < H2 < C2H6 < H2O

    Câu 15: Có một hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C2H6. Đốt cháy hoàn toàn 24,8 gam hỗn hợp trên thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác 0,5 mol hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 500 gam dung dịch Br2 20%. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là:

    A. 50; 20; 30 B. 25; 25; 50 C. 50; 16,67; 33,33 D. 50; 25; 25

    Câu 16: Thuốc thử tối thiểu có thể dùng để nhận biết hexan, glixerin và dung dịch glucozơ là:

    A. Na B. Dung dịch AgNO3/NH3 C. Dung dịch HCl D. Cu(OH)2.

    Câu 17: Cho các hoá chất: Cu(OH)2 (1) ; dung dịch AgNO3/NH3 (2) ; H2/Ni, to (3) ; H2SO4 loãng, nóng (4). Mantozơ có thể tác dụng với các hoá chất:

    A. (1) và (2) B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (1),(2) và (4)

    Câu 18: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitriC. Thể tích axit nitric 99,67% có d = 1,52g/ml cần để sản xuất 59,4 kg xenlulozơ trinitrat nếu hiệu suất đạt 90% là:

    A. 27,72 lít B. 32,52 lít C. 26,52 lít D. 11,2 lít

    Câu 19: Khi cho một ankan tác dung với Brom thu được dẫn suất chứa Brom có tỉ khối so với không khí bằng 5,207. Ankan đó là:

    A. C2H6 B. C3H8 C. C4H10 D. C5H12

    Câu 20: Lấy 9,1gam hợp chất A có CTPT là C3H9O2N tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, có 2,24 lít (đo ở đktc) khí B thoát ra làm xanh giấy quì tím ẩm. Đốt cháy hết lượng khí B nói trên, thu được 4,4gam CO2. CTCT của A và B là:

    A. HCOONH3C2H5 ; C2H5NH2 B. CH3COONH3CH3; CH3NH2

    C. HCOONH3C2H3 ; C2H3NH2 D. CH2=CHCOONH4; NH3
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...