Tài liệu Bộ đề thi hết môn nhà nước –pháp luật và qlhcnn

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    (80 câu)


    1. Hệ thống chính trị nói chung được hiểu là:

    a. Hệ thống các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội có quan hệ gắn bó chặt chẽ trong một quốc gia.

    b. Tổng thể các quan hệ chính trị, thể chế chính trị cùng các thiết chế tương ứng.

    c. Tổng thể các lực lượng (thiết chế) chính trị trong một quốc gia; chúng hợp tác và đấu tranh với nhau, vận hành theo cơ chế thống nhât như một chỉnh thể, có khả năng chi phối xu hướng vận động của XH.

    d. Cả 2 ý b và c.

    * Ý 2 và ý 3 chỉ ra dấu hiệu cơ bản về HTCT nói chung ở mọi quốc gia. Ý 1 chỉ phản ánh biểu hiện bên ngoài của HTCT ở Việt Nam

    2. Hệ thống chính trị ở Việt Nam về cấu trúc, được hiểu là:

    a. Hệ thống các chủ thể chính trị gồm Đảng CSVN, Nhà nước CH XHCN VN, các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức quần chúng khác.

    b. Hệ thống các tổ chức chính trị gồm Đảng – Nhà nước – tổ chức xã hội.

    c. Hệ thống cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền, thực hiện vai trò tổ chức và quản lý xã hội.

    d. Chỉ ý a.

    * 2 ý b và c không làm rõ các chủ thể của HTCT VN

    3. Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là:

    a. Người đứng đầu cơ quan hành pháp;

    b. Người đứng đầu nước CH XHCN Việt Nam;

    c. Người đứng đầu nhà nước và thay mặt nước về đối nội, đối ngoại; do Quốc hội CH XHCN Việt Nam bầu ra trong số đại biểu;

    d. Tất cả các ý trên.

    * Theo điều 101 – HP.92 (hoặc giáo trình tr.14)

    4. Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do:

    a. Cử tri bầu ra

    b. Quốc hội bầu trong số Đại biểu và cùng nhiệm kỳ với Quốc hội

    c. Nhà nước cử trong số đại biểu Quốc hội

    d. Cả 3 ý trên.

    * Theo điều 101 – HP.92 (hoặc giáo trình tr.14)

    5. Hệ thống chính trị ở cở sở:

    a. Gồm Đảng CSVN, Nhà nước CH XHCN VN, các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức quần chúng khác.

    b. Gồm Đảng ủy, UBND và các đoàn thể địa phương.

    c. Gồm Đảng bộ – chính quyền (cả HĐND và UBND) – các tổ chức CT-XH, tổ chức XH khác cùng tổ chức tự quản của nhân dân (trong địa phương hoặc trong cơ quan, đơn vị).

    d. Tất cả các ý các ý trên.

    * 2 ý a và b không làm rõ các chủ thể trong tổ chức cở sở của HTCT VN

    6. Vai trò của các bộ phận trong cấu trúc Hệ thống chính trị ở Việt Nam:

    a. Tất cả các ý các ý dưới đây.

    b. Đảng CSVN là hạt nhân lãnh đạo HTCT.

    c. Nhà nước CH XHCN VN có vai trò là trung tâm quyền lực chính trị của HTCT, tổ chức quản lý xã hội theo Hiến pháp, pháp luật; thể chế hóa quan điểm, đường lối chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo XH của Đảng CSVN.

    d. MTTQ VN và các tổ chức thành viên hợp thành cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, phối hợp cùng Nhà nước tổ chức và quản lý xã hội.

    * Các ý đều rõ

    7. Đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam nghĩa là:

    a. Sắp xếp lại cấu trúc và mối quan hệ giữa các bộ phận của HTCT nước ta.

    b. Gồm cả 2 ý sau

    c. Xác định rõ vị trí, vai trò của các bộ phận trong HTCT nước ta; đồng thời củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của các bộ phận đó.

    d. Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của các bộ phận trong cấu trúc của HTCT (Đảng-Nhà nước- Đoàn thể quần chúng).

    * Ý a dẫn đến quan điểm sai trái làm mất vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN

    8. Nhà nước ta, về bản chất, là:

    a. Nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

    b. Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

    c. Nhà nước pháp quyền XHCN.

    d. Cả 3 ý trên.

    * Cả 3 ý đều chỉ ra các dấu hiệu thể hiện bản chất của nhà nước ta đã nêu trong điều 2-HP.92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...