Tài liệu Bộ đề thi công chức tư pháp-hộ tịch giỏi năm 2010

Thảo luận trong 'Công Chức' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ ĐỀ THI “CÔNG CHỨC TƯ PHÁP-HỘ TỊCH GIỎI” NĂM 2010

    I. CÂU HỎI LÝ THUYẾT:

    Câu 1: Anh/chị hãy cho biết người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính có những nghĩa vụ và quyền gì?
    Đáp án:
    Theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, người thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính có những nghĩa vụ và quyền sau: (1 điểm)
    - Thực hiện việc chứng thực một cách trung thực, khách quan, chính xác (1 điểm); đáp ứng đủ số lượng bản sao theo yêu cầu của người yêu cầu chứng thực. (1 điểm)
    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chứng thực. (1 điểm)
    - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết cho việc xác minh tính hợp pháp của các giấy tờ, văn bản được yêu cầu chứng thực. (1 điểm)
    - Lập biên bản tạm giữ giấy tờ, văn bản có dấu hiệu giả mạo (1 điểm); phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xử lý các trường hợp sử dụng giấy tờ giả mạo. (1 điểm)
    - Trong trường hợp từ chối chứng thực, phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu chứng thực (1 điểm); nếu việc chứng thực không thuộc thẩm quyền của cơ quan mình thì phải hướng dẫn họ đến cơ quan khác có thẩm quyền. (1 điểm)
    * Trả lời rõ ràng, rành mạch. (1 điểm)

    Câu 2: Anh/chị hãy trình bày thủ tục chứng thực chữ ký.
    Đáp án:
    Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, thủ tục chứng thực chữ ký gồm các bước sau: (1 điểm)
    - Cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình:
    + Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác; (1 điểm)
    + Giấy tờ, văn bản mà họ sẽ ký vào đó. (1 điểm)
    - Người yêu cầu chứng thực ký trước mặt người thực hiện chứng thực. (2 điểm)
    - Người thực hiện chứng thực ghi rõ:
    + Ngày, tháng, năm chứng thực; địa điểm chứng thực; (1 điểm)
    + Số giấy tờ tùy thân của người yêu cầu chứng thực, ngày cấp, nơi cấp; (1 điểm)
    + Chữ ký trong giấy tờ, văn bản đúng là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; (1 điểm)
    + Ký và ghi rõ họ, tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực. (1 điểm)
    * Trả lời rõ ràng, rành mạch. (1 điểm)

    Câu 3: Người Việt Nam định cư tại nước ngoài thuộc đối tượng nào thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam?
    Đáp án:
    Theo quy định tại Điều 121 Luật Đất đai và Điều 126 Luật Nhà ở (Sửa đổi, bổ sung năm 2009), người Việt Nam định cư tại nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam: (1.5 điểm)
    - Người có quốc tịch Việt Nam; (1.5 điểm)
    - Người gốc Việt Nam về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam; (1.5 điểm)
    - Người có công đóng góp cho đất nước; (1.5 điểm)
    - Nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức Việt Nam có nhu cầu; (1.5 điểm)
    - Người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước. (1.5 điểm)
    * Trả lời rõ ràng, rành mạch. (1 điểm)

    Câu 4: Anh/chị hãy cho biết vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung không? Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung được pháp luật quy định như thế nào? Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng?
    Đáp án:
    - Theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự năm 2005, vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung. (2 điểm)
    - Theo quy định tại Điều 664 Bộ luật Dân sự năm 2005, vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào (2 điểm), tuy nhiên:
    + Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; (1.5 điểm)
    + Nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. (1.5 điểm)
    - Theo quy định tại Điều 668 Bộ luật Dân sự năm 2005, di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết. (2 điểm)
    * Trả lời rõ ràng, rành mạch. (1 điểm)

    Câu 5: Anh/chị hãy trình bày thủ tục chứng thực di chúc tại UBND xã, phường, thị trấn?
    Đáp án:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...