Chuyên Đề Bộ công cụ dệt may của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DẪN LUẬN​

    Trang phục là một trong những thành tố cơ bản nhất phản ánh đặc trưng văn hoá tộc người. Để biến các nguyên liệu thành trang phục, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều bước khác nhau. Mỗi công đoạn, mỗi loại nguyên liệu lại có các công cụ khác nhau. Để chế tác trang phục bằng vải, cần có các công cụ dùng để biến nguyên liệu thành sợi, dụng cụ dùng để xe sợi, dụng cụ dùng để dệt sợi, nhuộm sợi, nhuộm vải Chế tác trang phục bằng kim loại phải có khuôn gò, đúc, lò nung, nồi nấu và các dụng cụ cần thiết kèm theo để gò, rèn, giũa Trang phục bằng các chất liệu từ động vật phải có các dụng cụ dùng trong việc thuộc da, sấy ép, cắt bào, hấp, may Các công cụ này được phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Chúng phản ánh trình độ phát triển của công nghệ địa phương, công nghệ dân gian; thể hiện trình độ kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo của một cộng đồng người.
    Vì vậy, tìm hiểu trang phục không thể chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc, hoa văn trên trang phục mà còn phải tìm hiểu bộ công cụ để làm nên bộ trang phục ấy. Từ đó, góp phần nghiên cứu về văn hoá dân gian trên góc độ công nghệ truyền thống.
    Thôn Cát Cát hiện nay được đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến bởi những giá trị to lớn không chỉ về mặt cảnh quan thiên nhiên mà còn cả về bản sắc văn hoá dân tộc Mông được bảo lưu khá đậm nét trong các nếp sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, do sự phát triển của du lịch nói riêng, của kinh tế thị trường nói chung đang từng ngày, từng giờ tấn công mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - văn hoá – xã hội nơi đây. Trong đó, công nghệ dân gian cũng đang bị lấn át mạnh mẽ bởi công nghệ và các loại máy móc, thiết bị công nghiệp hiện đại.
    Tình hình đó đã đặt ra một yêu cầu bức thiết là phải khẩn trương nghiên cứu, tiến tới bảo tồn và phát huy giá trị của công nghệ dân gian truyền thống nói chung, công nghệ dân gian trong lĩnh vực dệt may của người Mông ở Cát Cát nói riêng bằng các phương pháp bảo tồn phù hợp, có hiệu quả để nó không chỉ đứng vững mà còn có thể khẳng định được vị thế của mình trong xã hội công nghiệp.
    Chuyên đề Bộ công cụ dệt may của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm góp phần giải quyết vấn đề đó. Chuyên đề nằm trong Đề tài Bảo tồn nghề dệt truyền thống, thuộc Dự án Bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề được thực hiện bằng các phương pháp dân tộc học truyền thống, sử dụng kết quả điền dã tại thực địa làm nguồn tài liệu nghiên cứu chủ yếu.

    MỤC LỤC

    Dẫn luận .

    1


    1.
    Bộ công cụ trồng và chăm sóc lanh

    2


    2.
    Bộ công cụ chế biến lanh thành sợi

    2


    2.1.​
    Công cụ giã lanh

    2


    2.2.​
    Guồng xe sợi

    3


    2.2.1.
    Trụ đỡ (ndêx yuôz) .

    3


    2.2.2.
    Giá đỡ trục (nênhv yuôz) .

    3


    2.2.3.
    Lỗ cắm que cuốn sợi (kror nzeir) .

    4


    2.2.4.
    Bánh xe (câux yuôz) .

    4


    2.2.5.
    Trục bánh xe (ntơs yuôz)

    5


    2.3.​
    Guồng thu và tháo sợi

    5​
    2.3.1.
    Trục đỡ (tâuz lis)

    5
    2.3.2.
    Thanh cuộn (khâuz lis) .

    6
    2.3.3.
    Chốt chặn (chel khâuz lis)

    6


    2.4.​
    Công cụ luộc sợi

    7


    2.5.​
    Công cụ lăn sợi

    7


    2.5.1.
    Thớt lăn sợi

    8


    2.5.2.
    Đá lăn sợi

    8


    3.
    Bộ công cụ dệt vải

    8


    3.1.​
    Kiểu dáng, chất liệu .

    8


    3.2.​
    Cấu tạo và kỹ thuật chế tác các cấu kiện .

    9​
    3.2.1.
    Thân khung dệt (ndêx ntus)

    10
    3.2.2.
    Trục cuốn sợi (chênhx ntus) .

    10
    3.2.3.
    Bộ cần nâng sợi (gangz ntus) .

    11
    3.2.4.
    Cái dập sợi (duôx)

    12
    3.2.5.
    Trục cuốn vải (chênhx ntux)

    13
    3.2.6.
    Đai buộc lưng (hluô san ntus)

    13
    3.2.7.
    Thoi dệt (goz) .

    14


    3.3.​
    Cơ chế vận hành .

    15


    4.
    Bộ công cụ tạo màu sắc và hoa văn trên vải

    16


    4.1.​
    Thùng nhuộm chàm .

    16


    4.2.​
    Thớt và đá lăn vải

    18


    4.3.​
    Bộ công cụ in sáp ong

    18


    5.
    Bộ công cụ chế tác đồ trang sức

    20


    6.
    Một số biến đổi và giải pháp bảo tồn bộ công cụ trồng lanh, dệt vải và cắt may trang phục truyền thống của người Mông ở Cát Cát .

    21


    6.1.​
    Một số biến đổi

    21


    6.2.​
    Một số giải pháp bảo tồn bộ công cụ trồng lanh dệt vải và cắt may trang phục truyền thống của người Mông ở Cát Cát

    24​
    Kết luận

    27
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...