Tiểu Luận Bộ ba bất khả thi và vận dụng vào việc thực hiện chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2007

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Khi đề cập tới chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung Ương, một trong những lý thuyết kinh tế học được quan tâm và suy xét cẩn trọng đó là: "bộ ba bất khả thi" (The impossibe Trinity). Năm 2007, Việt Nam được nhắc đến với tốc độ tăng trưởng rất nóng của nền kinh tế. Đồng thời với sự kiện đó, vấn đề bộ ba bất khả thi cũng được đưa ra xem xét, tranh luận do những động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ, tỷ giá của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Có rất nhiều luồng ý kiến đánh giá khác nhau xung quanh vấn đề này.
    Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về lý thuyết bộ ba bất khả thi và thực tế việc vận dụng lý thuyết này ở Việt Nam năm 2007, người thực hiện đã lựa chọn đề tài:

    Bộ ba bất khả thi và vận dụng vào việc thực hiện chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2007

    Mục tiêu của bài viết là đánh giá xem chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương trong năm 2007 đã hợp l‎ý chưa dưới góc nhìn của lý thuyết "bộ ba bất khả thi". Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là tổng hợp, phân tích tài liệu, sách báo và các website.
    ****


    KẾT LUẬN


    Qua việc nghiên cứu đề tài này, có thể rút ra được những vấn đề sau:
    - Thứ nhất: về bộ ba bất khả thi: Không thể có chính sách tiền tệ độc lập trong điều kiện cố định hay coi như cố định tỷ giá hối đoái và tài khoản vốn được tự do. Hay nói cách khác, không thể giữ được ba góc của một chiếc khăn khỏi bung lên trong một chiều lộng gió chỉ bằng hai hòn đá.
    - Thứ 2: năm 2007, NHTW đã tham vọng muốn biến bộ ba bát khả thi thành bộ ba khả thi. Nhìn từ bên ngoài, có thể có đánh giá cho rằng, chúng ta đã áp dụng thành công. Nhưng, xét về dài hạn, đấy là những bước đi chưa chính xác.
    - Thứ 3: để tránh bộ ba bất khả thi, chính sách tiền tệ của VIệt Nam nên đi theo hướng: chính sách lạm phát mục tiêu vì thực tế đã cho thấy, con đường này khá phù hợp và mang lại kết quả tốt. tuy nhiên, cũng cần thận trọng và cân nhắc lựa chọn thời điểm cho phù hợp.











    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. PGS.TS Nguyễn Hữu Tài, (2007) : Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ- NXB kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
    2. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, (2008), Giáo trình tài chính tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
    3. PGS., TS. Nguyễn Văn Tiến - Vũ Hoàng Phương Quế, (2005), Chính sách mục tiêu lạm phát - kinh nghiệm quốc tế và những gợi ý cho Việt Nam
    4. Nguyễn Ái Đoàn “Lạm phát - vấn đề kinh tế vĩ mô hàng đầu ở Việt Nam” Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 317 tháng 10/2004
    5. TS.Phan Minh Ngọc, (2007), Bộ ba bất khả thi” không thể là “bộ ba khả thi”?, Tạp chí Người đại biểu của nhân dân, tháng 6/2007
    6. Huỳnh Thế Du, (2007), Thị trường tiền tệ và “bộ ba bất khả thi”, Thời báo kinh tế Sài gòn số tháng 6/2007.
     
Đang tải...