Chuyên Đề Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam lựa chọn hiện tại và hướng đi tương lai

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . iii
    DANH MỤC HÌNH TRONG BÀI . v
    DANH MỤC BẢNG TRONG BÀI . vi
    TÓM TẮT ĐỀ TÀI . vii
    1. GIỚI THIỆU . 1
    2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC . 3
    3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU 14
    3.1. Phương pháp . 14
    3.1.1. Hạn chế trong các chỉ số của Aizenman, Chinn, Ito (2008) . 14
    3.1.2. Mô hình hồi qui . 17
    3.1.3. Phương pháp hồi quy GMM . 19
    3.1.4. Chỉ số thay thế 23
    3.2. Dữ liệu . 31
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 33
    4.1. Xu hướng lựa chọn chính sách ở Việt Nam sau khủng hoảng 2008 33
    4.2. Tác động của hội nhập tài chính, chế độ tỷ giá và dự trữ ngoại hối lên độc lập tiền tệ ở Việt Nam . 38
    4.3. Ước tính độ nhạy cảm lãi suất của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2010 . 43
    4.4. Tương lai nào cho chính sách bộ ba bất khả thi Việt Nam? 45
    4.4.1. Ý tưởng và các giả định 46
    4.4.2. Một số kịch bản cho Việt Nam 47 ii
    4.4.3. Kịch bản tối ưu cho Việt Nam trong giai đoạn hiện tại 53
    5. KẾT LUẬN 56
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    v Lý do chọn đề tài

    Dù đã có rất nhiều nỗ lực trong việc chung tay khôi phục nền kinh tế sau khủng hoảng 2008, nền kinh tế thế giới vẫn chưa có những chuyển biến đáng kể và đang đối mặt với những thử thách to lớn. Nguy cơ các cuộc khủng hoảng mới có thể diễn ra bất cứ lúc nào một khi Chính phủ các quốc gia và các nhà hoạch định chính sách không đưa ra được những quyết định thận trọng và khôn ngoan trong việc điều hành chính sách kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh đó, lý thuyết Bộ ba bất khả thi cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, nghiêm túc dưới các góc nhìn khác nhau để có thể đưa ra được những nhận định đúng đắn và có được một sự lựa chọn tối ưu. Về việc nghiên cứu thực tiễn Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam, cho đến bây giờ, các bài nghiên cứu đều chủ yếu sử dụng phương pháp của Aizenman, Chinn và Ito (2008) để tính toán, đo lường các chỉ số trong bộ ba bất khả thi và đưa ra sự lựa chọn chính sách. Trong khi đó, phương pháp này không phải là không có những hạn chế nhất định về mặt chỉ số cũng như chưa chỉ ra được mối tương quan giữa bộ đôi chính sách được lựa chọn. Chính vì vậy, bài nghiên cứu này ngoài việc xem xét lại những kết quả của Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã kiểm định cho Việt Nam, còn sử dụng thêm một phương pháp mới của Taguchi và các cộng sự (2011) với bộ chỉ số thay thế nhằm khắc phục được những thiếu sót trong các tính toán của Aizenman, Chinn và Ito (2008) và từ đó có thể đưa ra được cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn cho thực tiễn bộ ba bất khả thi ở Việt Nam. Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng mong muốn xây dựng các kịch bản, đề xuất lộ trình chính sách bộ ba bất khả thi cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài “Bộ ba bất khả thi ở Việt Nam: lựa chọn hiện tại và hướng đi tương lai
    v Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài đi sâu vào việc nghiên cứu thực tiễn bộ ba bất khả thi ở Việt Nam nhằm trả lời các câu hỏi sau:
    1. Bộ ba bất khả thi có tồn tại ở Việt Nam, hay nói cách khác là, có hay không sự đánh đổi trong việc lựa chọn chính sách vĩ mô ở Việt Nam?
    2. Nếu bộ ba thực sự hiện hữu, bộ đôi chính sách mà Việt Nam cần lựa chọn là gì để đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng và ổn định trong dài hạn?
    3. Có hay không những hạn chế trong cách tính toán theo phương pháp của Aizenman, Chinn và Ito (2008)? Nếu có, phương pháp nào có thể kiểm định lại cũng như bổ sung cho những thiếu sót còn tồn tại đó?
    4. Với mục tiêu được đưa ra, liệu rằng có mối tương quan nào giữa bộ đôi chính sách được lựa chọn hay không?
    5. Để thực hiện được chính sách mục tiêu đã lựa chọn, cần có sự điều chỉnh nào trong các biến còn lại của bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối để đưa ra một lộ trình thực hiện trong diễn biến phức tạp của nền kinh tế?
    Trả lời những câu hỏi trên, nhóm chúng tôi mong muốn đưa đến cái nhìn tổng quan, sâu sắc hơn trong chính sách bộ ba bất khả thi ở Việt Nam, đưa ra lựa chọn tối ưu trong giai đoạn hiện tại, và xa hơn nữa, chúng tôi mong muốn xây dựng nền tảng trong việc xây dựng mô hình dự báo nhằm thực hiện mục tiêu chính sách được để ra, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và ổn định kinh tế trong dài hạn.
    v Phương pháp nghiên cứu
    ü Các mô hình ước lượng

    Bài nghiên cứu nghiên cứu và sử dụng kết hợp cả hai phương pháp luận của Aizenman, Chinn và Ito (2008) và Taguchi (2011) khi nghiên cứu cho Việt Nam. Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã đề xuất bộ chỉ số Trilemma Indexes nổi tiếng về bộ ba bất khả thi và phương pháp hồi quy tuyến tính có tổng là một hằng số được dựa trên bộ chỉ số đó để đưa ra nhiều kết quả quan trọng. Với cơ sở dữ liệu thu thập được từ nhóm tác giả Aizenman, Chin và Ito, chúng tôi đã tiến hành hồi quy mô hình (1) và thực hiện các bước tính toán tiếp tục cho trường hợp của riêng Việt Nam để chứng minh rằng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự lựa chọn bắt buộc trong chính sách ix
    bộ ba bất khả thi và chỉ ra xu hướng lựa chọn chính trong tương lai sẽ là gia tăng hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...