Tiểu Luận Biợ̀n pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lý do chọn đề tài
    Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc và toàn diện, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với công cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào về phát triển Kinh tế - Xã hội, Văn hóa - Giáo dục. Nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách học sinh. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành. Nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường- nơi giáo dục đạo đức từ khi mới cắp sách đi học đến lúc bước chân vào đời mà nền tảng chính là giáo dục Tiểu học.
    Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa chương trình giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong chương trình học chính khóa của một số môn học trong các nhà trường phổ thông, áp dụng ngay từ bậc Tiểu học. Song song đó là các chương trình ngoại khóa cũng nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Cách làm này bước đầu đạt được những hiệu quả khích lệ, phần nào nâng cao nhận thức và hành động của học sinh. Thông qua những bài học đạo đức và các môn học khác như: Tiếng Việt, Lịch sử, Địa lý, đã hình thành cho học sinh những giá trị đạo đức căn bản như tinh thần trách nhiệm trong các mối quan hệ: Giữa cá nhân với gia đình, đức tính trung thực như không quay cóp, chép bài của bạn, sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, sống nhân ái, Dạy học đạo đức trong nhà trường vẫn được coi là một trong những hướng đi quan trọng để chống sự xuống cấp đạo đức ở một số bộ phận học sinh.
    Nhưng chương trình SGK quá ôm đồm, nặng về lý thuyết, thiếu kĩ năng sống, không tạo được dấu ấn để hình thành nhân cách học sinh. Nhiều kiến thức mang tính áp đặt, nhồi nhét, khô cứng, thiếu vắng việc hình thành những thói quen đạo đức đúng đắn, chưa tạo dấu ấn trong tâm hồn học sinh, khiến học sinh dễ bị tác động của hoàn cảnh xã hội. Mặt khác, người dạy vẫn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chỉ lo tuyên truyền, giảng giải kiến thức chuyên môn, không có thì giờ để uốn nắn, chỉnh sửa những sai trái của học sinh, chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh có khó khăn trong rèn luyện đạo đức.
    Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TƯ 2 khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức cụng dõn, lũng yờu nước, chủ nghĩa Mác Lê- nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xó hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giỏo dục toàn diện”.
    Đúc rút kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã từng khẳng định: “Dạy con từ thuở còn thơ”, cũng như uốn cây tre, phải uốn từ lúc tre còn non. Trong những năm qua, nhiều gia đỡnh, cha mẹ mải làm ăn, lo kiếm tiền, không chăm lo đến sự học hành, đời sống của con trẻ, không quan tâm đến xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống và cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu bỏ thời gian dạy con biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy cho con lòng khoan dung độ lượng, Bên cạnh đó, hàng loạt các hàng quán mọc lên với với đủ loại các trũ chơi từ đánh xèng, bi A, games, chát để móc tiền học sinh. Số thanh niên đó ra trường không có việc làm thường xuyên tụ tập, lôi kéo học sinh bỏ học tham gia hút thuốc, uống rượu, ma tuý, trộm cắp, cắm quán, đánh nhau và nhiều tệ nạn khác, làm cho số học sinh yếu về rèn luyện đạo đức của trường ngày càng tăng.
    Xuṍt phát từ những lý do khách quan, chủ quan như đã phõn tích, là người làm cụng tác chủ nhiệm, tụi mạnh dạn chọn đờ̀ tài: “Biợ̀n pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường Tiểu học”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...