Sách Bình-nguyên Lộc và các tác phẩm

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1). Bà Mọi hú
    2). Ba con cáo
    3). Nhốt gió
    4). Đồng đội
    5). Rừng mắm
    6). Đôi bạn mắc hoa vông
    7). Bóng ma trường áo tím
    8). Bình Nguyên Lộc, đất nước và con người.

    Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914 (giấy tờ ghi 1915) tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Ðồng Nai); mất ngày 7/3/1987 tại Rancho Cordova, Sacramento, California, Hoa Kỳ. Các bút hiệu khác: Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn. Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, mười đời ở đất Tân Uyên, cha là Tô Phương Sâm làm nghề buôn gỗ, mẹ là Dương Thị Mão. Thuở nhỏ học chữ nho với thầy đồ, tiểu học ở trường làng; trung học (1928-1934) Pétrus Ký, Sài Gòn. Rời trường không bằng cấp. 1934, kết hôn với cô Dương Thị Thiệt, 1935, vào làm công chức ở kho bạc Thủ Dầu Một. 1936, đổi về Sài Gòn làm kế toán viên ở Tổng Nha Ngân Khố. Tháng tám 1945, bỏ việc, tham gia kháng chiến. 1946, hồi cư về Lái Thiêu và 1949 rời Lái Thiêu về hẳn Sài Gòn viết văn làm báo. Bình Nguyên Lộc bắt đầu viết từ 1942, cộng tác với tạp chí Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, nhưng đến 1946, mới thực sự bước vào nghề văn, nghề báo. 1950, in tập truyện ngắn Nhốt gió. 1958, chủ trương tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé. 1985, di cư sang Hoa Kỳ, hai năm sau ông mất. Bình Nguyên Lộc đã viết hàng trăm tác phẩm, nhưng bản thảo bị thất lạc cũng nhiều, phần in trên các báo, chưa xuất bản thành sách cũng lớn.Có sự trùng hợp lạ lùng giữa ngày sinh và ngày mất của Bình Nguyên Lộc: cùng 7/3, cách nhau 73 năm: 7 và 3 như hai yếu tố biện chứng của định mệnh, như thể nhà văn đã quyết định chấm dứt đời mình trong vòng bẩy, ba; ba, bẩy. Một thân phận ba chìm bẩy nổi gắn bó với chữ nghiã, khổ đau vì chữ nghiã: suốt đời bị thất lạc tác phẩm. Ngay từ năm 1965, khi trả lời phỏng vấn của Nguyễn Ngu Í (trong cuốn Sống và viết với .) Bình Nguyên Lộc cho biết: Tác phẩm đầu tay tựa đề Hương gió Ðồng Nai viết trong gần mười năm (1935-1942), là “tập truyện ngắn và tùy bút bát ngát hương đồng gió nội, và dẫy đầy màu sắc điạ phương này, đã được hai nhà thơ có tiếng đương thời: Xuân Diệu và Huy Cận tán thưởng” (Nguyễn Ngu Í, sđd, trang 220), bản thảo bị thất lạc trong lúc tản cư, khi Pháp trở lại chiếm Tân Uyên cuối 1945. Dấu vết Hương gió Ðồng Nai chỉ còn lại một truyện ngắn và một tuỳ bút (đăng báo khoảng năm 1943). Mấy chục năm sau, Bình Nguyên Lộc còn có lời rao trên báo, tìm người nào tình cờ giữ được trọn vẹn hay một phần bản thảo, rồi ông đã thử viết lại Hương gió Ðồng Nai
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...