Tiểu Luận bình luận về sự tương thích giữa pháp luật việt nam và công ước luật biển năm 1982 liên quan cách xá

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ 1
    NỘI DUNG 1
    I.Bình luận về sự tương thích trong quy định về cách xác định và quy chế pháp lí của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền giữa Luật Biển Việt Nam và Công ước luật biển năm 1982. 1
    II.Ý nghĩa của sự tương thích giữa Luật biển Việt Nam và Công ước luật biển năm 1982. 3
    KẾT LUẬN 3
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

    GIỚI THIỆU VẤN ĐỀViệt Nam cũng như các quốc gia ven biển đánh giá cao UNCLOS 1982 như một Công ước khung quan trọng thiết lập một trật tự pháp lý mới công bằng trên biển, bảo đảm tốt nhất quyền lợi biển của các quốc gia ven biển và các quốc gia khác. Vì vậy có thể nói, tính tương thích với UNCLOS 1982 là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng luật Biển. Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Biển Việt Nam có hiệu lực từ 01/ 01/ 2013. Trong bài tập lớn của mình, em xin bình luận về sự tương thích giữa pháp luật việt nam và công ước luật biển năm 1982 liên quan cách xác định và quy chế pháp lí các vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia.NỘI DUNGI.Bình luận về sự tương thích trong quy định về cách xác định và quy chế pháp lí của các vùng biển thuộc quyền chủ quyền giữa Luật Biển Việt Nam và Công ước luật biển năm 1982.Trong các quy định về biển của nước ta trước đây, có một số quy định chưa thật hài hoà với các quy định của luật biển quốc tế. Việc thông qua Luật Biển Việt Nam làm cho các quy định luật pháp quốc gia của nước ta hài hòa với các quy định của luật biển quốc tế, cụ thể là Công ước Luật Biển năm 1982. Tính tương thích này thể hiện rõ trong điều 2.2 của luật Biển: “ Trường hợp quy định của luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.” Ví dụ, tại điều 303 UNCLOS 1982 quy định trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển còn có thêm quyền chủ quyền đối với các hiện vật mang tính khảo cổ và lịch sử. Luật Biển chưa có quy định về vấn đề này vì vậy sẽ áp dụng quy định của UNCLOS, Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đúng các cam kết của mình đối với các quy định của luật Biển.
    Luật Biển Việt Nam quy định vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thềm lục địa của nước ta được xác định căn cứ vào phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất ra đến mép ngoài cùng của rìa lục địa. Ở nơi mép ngoài cùng của rìa lục địa chưa đến 200 hải lý thì phần thềm lục địa mở đến 200 hải lý.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...