Sách Bình luận về nguyên tắc đồng thuận và tham vấn của ASEAN

Thảo luận trong 'Sách Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Nguyên tắc đồng thuận và tham vấn là một nguyên tắc đặc thù, then chốt, cơ bản trong cơ chế ra quyết định của ASEAN, đã được ghi nhận tại Điều 2 (g), chương I, Điều 20, chương VII, Hiến chương ASEAN[SUP](1)[/SUP].
    NỘI DUNG
    Nguyên tắc đồng thuận và tham vấn trong việc ra quyết định của ASEAN có nghĩa là đối với các kế hoạch của Asean cần được xem xét thông qua, các thành viên sẽ tìm cách đạt được sự nhất trí của tất cả mọi người tham gia nhưng không cần biểu quyết. Đây là một quá trình bao gồm nghiên cứu vấn đề, bàn soạn, đưa ra các ý kiến, xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu khác nhau, sau đó lại tóm tắt, trình bày, nhìn nhận lại vấn đề cho tới khi nào mọi người cùng tìm thấy một điểm chung và khi ấy, vấn đề đã được tự giải quyết.
    Hiến chương ASEAN tiếp tục khẳng định thực tiễn lâu nay của ASEAN là các quyết định sẽ được thông qua bằng phương thức trao đổi ý kiến (tham vấn) và đồng thuận. Phương thức trên sẽ áp dụng cho tất cả các cơ quan của ASEAN từ Hội nghị cấp cao, Hội đồng điều phối, 3 Hội đồng cộng đồng cho đến các cơ chế trực thuộc thấp hơn. Các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực khác cũng quy định về phương thức đồng thuận. Song điểm khác biệt giữa Hiến chương ASEAN với các văn bản pháp lý của các tổ chức đó là trong một số vấn đề nhất định, các tổ chức đó sẽ tiến hành bỏ phiếu nếu không đạt được đồng thuận. Còn Hiến chương ASEAN quy định, nếu không đạt được đồng thuận thì vấn đề sẽ được trình lên Hội nghị cấp cao ASEAN quyết định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...