Tiểu Luận Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ củ

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái quát chung
    Trước hết chúng ta có thể hiểu dịch vụ là các hoạt động của con người, được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Như vậy thương mại dịch vụ là khái niệm chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ [1]
    Nhằm đảm bảo sự tự do của thương mại dịch vụ trong khu vực, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tiến hành ký kết Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS) vào ngày 15/12/1995. AFAS đã trở thành cơ sở pháp lý nên tảng cho việc thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN trong đó có quy định về công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên ASEAN.
    Điều 5 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ quy định “Mỗi quốc gia thành viên có thể công nhận trình độ giáo dục hoặc kinh nghiệm nhận được, các yêu cầu đã được thỏa mãn, hoặc các giấy chứng nhận hoặc giấy phép đã được cấp tại một quốc gia thành viên khác, để sử dụng cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ trên cơ sở một hiệp định hoặc thỏa thuận với quốc gia thành viên có liên quan hoặc có thể đơn phương công nhận”.
    2. Bình luận về cơ chế công nhận lẫn nhau.
    Về cơ chế để tiến hành công nhận lẫn nhau bao gồm:
    - Kí kết Hiệp định khung về công nhận lẫn nhau
    - Kí kết Hiệp định khung trong từng lĩnh vực cụ thể của AFAS
    - Kí kết các thỏa thuận đa phương, song phương giữa các quốc gia về công nhận lẫn nhau
    - Đơn phương công nhận từ phía quốc gia tiếp nhận.
    Dựa trên cơ chế trên, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 7 năm 2001, các nhà lãnh đạo ASEAN đã giao nhiệm vụ cho Ủy ban điều phối dịch vụ ASEAN (CCS) khởi động vòng đàm phán Hiệp định về công nhận lẫn nhau (MRA). Ủy ban điều phối dịch vụ đã thành lập một nhóm chuyên gia đặc biệt về MRA để bắt đầu đàm phán về các thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong dịch vụ. Hiện nay đã có 7 thỏa thuận công nhận lẫn nhau được ký kết, bao gồm: Thỏa thuận khung ASEAN về công nhận lẫn nhau trong dịch vụ kế toán 2009, Thỏa thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối với hành nghề y tế 2009, Thỏa thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối với những người hành nghề nha sỹ 2009, Thỏa thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối với dịch vụ xây dựng 2009, Thỏa thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối với dịch vụ y tá 2005, Thỏa thuận ASEAN về công nhận lẫn nhau đối với dịch vụ kiến trúc 2007 và Thỏa thuận khung ASEAN về công nhận lẫn nhau đối
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...