Tiểu Luận Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ củ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thương mại dịch vụ là khái niệm chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ, hay nói cách khác, khái niệm này dùng để nhấn mạnh khía cạnh thương mại, tính chất thương mại trong lĩnh vực dịch vụ. Nhận thức được vai trò của thương mại dịch vụ đối với sự phát triển của ASEAN, các nhà lãnh đạo ASEAN đã tiến hành những nỗ lực nhằm đảm bảosự tự do của thương mại dịch vụ trong khu vực bằng việc ký kết Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS). Với quy định về tiếp cận thị trường, công nhận lẫn nhau và đảm bảo đối xử quốc gia với các nhà cung cấp của các nước ASEAN, AFAS chính là cơ sở pháp lý nền tảng cho việc thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN. Từ những phân tích trên đây, em quyết định chọn đề tài “Bình luận về cơ chế, ý nghĩa và vai trò của hoạt động công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN” cho bài tập cuối kì của mình.
    Với vai trò đánh giá, công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong chứng nhận sản phẩm/dịch vụ của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động công nhận là một trong những phương cách giúp cho hàng hóa có thể tự do lưu thông giữa các quốc gia, là công cụ hạn chế các rào cản không cần thiết, tạo sự tin cậy cho xã hội và thương mại quốc tế. Công nhận được hiểu là: “Việc đánh giá, xác nhận của một tổ chức có thẩm quyền về năng lực của tổ chức đánh giá sự phù hợp cho một hoạt động cụ thể” .Trong thực tế thì, công nhận là hoạt động của một tổ chức được chính phủ thừa nhận, thực hiện việc đánh giá công nhận các tổ chức chứng nhận, phòng thí nghiệm, tổ chức giám định - các tổ chức này được gọi chung là các tổ chức đánh giá sự phù hợp - theo các chuẩn mực quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...