Tiểu Luận Bình luận về các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế.

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bình luận về các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế.
    Đề bài: Bình luận về các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế. Liên hệ tới thực trạng sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế ở Việt Nam
    Bài làm:
    I/ Bình luận về các phương thức chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế
    1. Phương thức ứng trước – Advanced Payment
    Phương thức ứng trước là phương thức thanh toán trong đó người mua chấp nhậ giá hàng của người thanh toán cùng với đơn đặt hàng chắc chắn (không huỷ ngang ), nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hoá được người bán gửi đi.
    · Đặc điểm:
    - Ngay sau khi ký kết hợp đồng hay trả tiền cùng với đơn đặt hàng, sau 1 thời gian nhất định kể từ khi hợp đồng có hiệu lực hoặc trả trước.
    - Phương thức này bản chất là việc nhà nhập khẩu cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu, hoạc nhằm bảo vệ thực hiện hợp đồng cho nhà xuất khẩu.
    · Ưu điểm :
    ü Đối với nhà nhập khẩu:
    - Khả năng chắc chắn nhận được hàng hoá ngay cả khi nhà xuất khẩu vì một lý do nào đó không muốn giao hàng.
    - Do thanh toán trước, nên người nhập khẩu có thể thương lượng với nhà xuất khẩu để được giảm giá.
    - Do thanh toán trước nên nhà nhập khẩu tránh được rủi ro tỷ giá.
    ü Đối với nhà xuất khẩu:
    - Do được thanh toán trước nên nhà xuất khẩu tránh được rủi ro vỡ nợ từ phía nhà nhập khẩu.
    - Tiết kiệm được chi phí quản lý và kiểm soát tín dụng.
    - Do nhận được tiền thanh toán trước nên trạng thái tiền tệ của nhà xuất khẩu được tăng cường.
    - Nếu thanh toán bằng ngoại tệ, nhà xuất khẩu có thể chuyển hoá ngay sang nội tệ để trang trải các chi phí và tránh được rủi ro tỷ giá.
    · Nhược điểm:
    ü Đối với nhà nhập khẩu:
    - Do phải thanh toán trước, nên nhà nhập khẩu có thể phải chịu áp lực về tài chính. Nếu hàng hoá đến chậm hoặc bị khiếm khuyết áp lực càng tăngđồng thời làm cho lợi nhuận có thể giảm.
    - Sau khi nhận được tiền, nhà xuất khẩu có thể chủ tâm không giao hàng giao hàng thiếu, không có khả năng giao hàng, thậm chí bị phá sản. Để tránh rủi ro này, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu bảo lãnh thực hiện hợp dồng hay một dạng bảo lãnh khác từ ngân hàng xuất khẩu.
    - Luật pháp quốc gia: Nhà nhập khẩu phải chắc chắn được phép thanh toán cho người bán (ở nước ngoài) trước khi hàng hoá được nhập khẩu vào trong nước. Chính sách quản lý ngoại hối ở một số nước cấm không cho nhà nhập khẩu làm điều này, bởi vì ngoại tệ đã chảy ra nước ngoài trong khi giá trị hàng hoá dối ứng lại chư achuyển vào trong nước.
     
Đang tải...