Luận Văn Bình luận vấn đề ưu tiên hội nhập của ASEAN (PIS) dưới các góc độ sau Căn cứ xác định, Thực tiễn tri

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Căn cứ xác định
    1.1: Cơ sở lý luận
    Các nước ASEAN đã kí Hiệp định khung ASEAN về hội nhập các lĩnh vực ưu tiên tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10. Danh mục các lĩnh vực ưu tiên được xác định trong Hiệp định này bao gồm 7 lĩnh vực hàng hóa và 4 lĩnh vực dịch vụ. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 37 tại thủ đô Viêng Chăn (9/2005) đã bổ sung thêm lĩnh vực dịch vụ tiếp cận (Logistics) vào danh mục, nâng tổng số lĩnh vực ưu tiên hội nhập lên 12 lĩnh vực.
    1.2: Cơ sở pháp lí.
    Thứ nhất, là Hiến chương ASEAN. Đây là cơ sở pháp lý vô cùng quan trọng cho việc xây dựng AEC và là cơ sở để triển khai các lĩnh vực ưu tiên hội nhập nhằm xây dựng AEC thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất.
    Thứ hai, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 trong Tuyên bố Bali II, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN
    Thứ ba, Hiệp định khung của ASEAN về các lĩnh vực ưu tiên 2004. Các lĩnh vực ưu tiên hội nhập được quy định tại khoản 1 điều 2 của Hiệp định. Đối với mỗi một ngành, lĩnh vực ưu tiên thì có một “Nghị định thư hội nhập ngành ASEAN” ví dụ như Nghị định thư ngành thủy sản ASEAN, trong các nghị định thư này thì đề cập đến các biện pháp chung và biện pháp cụ thể đối với từng ngành ưu tiên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...