Tiểu Luận bình luận tiêu chí thành viên của ASEAN, so sánh với tiêu chí thành viên của Liên Minh Châu Âu

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Sau hơn 4 thập kỉ tồn tại và phát triển, ASEAN đã lớn mạnh, trở thành thực thể chính trị - kinh tế gắn kết, có vai trò quan trọng, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực; là đối tác không thể thiếu của các quốc gia và nhiều tổ chức trên thế giới. Vậy để trở thành một thành viên của ASEAN các quốc gia phải thỏa mãn những tiêu chí nào? Và những tiêu chí này có điểm nào giống hay khác với tiêu chí kết nạp thành viên của Liên minh Châu Âu?
    II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    1, Khái quát chung về ASEAN
    Ra đời vào ngày 08/8/1967 trên cơ sở Tuyên bố Bangkok với 5 thành viên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và sau này là sự gia nhập của Brunei (1984), Việt Nam (1995), Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Myanmar (1997), Campuchia (1999) - ASEAN đã đánh dấu sự trưởng thành về chính trị của các quốc gia Đông Nam Á.
    ASEAN ra đời là một xu thế tất yếu trong bối cảnh lịch sử của khu vực lúc đó cũng như bối cảnh của từng quốc gia ASEAN 5. Không giống các tổ chức quốc tế khác chỉ hợp tác trong một lĩnh vực kinh tế (Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ) hay quân sự (Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương – NATO), ASEAN tiến hành hợp tác trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa, xã hội.
    2, Bình luận tiêu chí thành viên của ASEAN, so sánh với Liên Minh Châu Âu
    2.1. Bình luận tiêu chí thành viên của ASEAN.
    Theo điểm 4 Tuyên bố Bangkok năm 1967: “Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia khu vực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia”. Như vậy, các quốc gia sáng lập ASEAN (ASEAN 5) đã không đặt ra những yêu cầu về chính trị, mặc dù vào thời điểm thành lập ASEAN, trong khu vực còn tồn tại hai khối: các quốc gia phát triển theo xu hướng tư bản chủ nghĩa và các quốc gia theo xu hướng xã hội chủ nghĩa. Khi đưa ra điều kiện trên, ASEAN 5 cũng đã khẳng định quan điểm của các quốc gia này là ASEAN không phải là tổ chức chính trị hoặc quân sự của các quốc gia theo xu hướng phương Tây và đối đầu với các quốc gia có chế độ chính trị khác trong khu vực như Việt Nam, Lào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...