Tiểu Luận bình luận quyền tài phán của quốc gia ven biển

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Theo Công ước Luật biển năm 1982 (sau đây gọi tắt là Công ước), mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.Dựa vào các quy định của công ước, quốc gia ven biển xác định ra đường cơ sở để từ đó làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Thuật ngữ “quốc gia ven biển” chỉ các quốc gia có bờ biển. Quốc gia ven biển phân biệt với các quốc gia không có biển và quốc gia quẩn đảo. Còn chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó; quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển, được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió. Quyền tài phán là quyền của cơ quan hành pháp và tư pháp của một quốc gia, xem xét và giải quyết vụ việc theo thẩm quyền của mình. Vấn đề quyền tài phán của quốc gia ven biển là một vấn đề rất quan trọng, việc hiểu biết một cách đầy đủ sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu, giải quyết các vi phạm, tranh chấp liên quan đến các vùng biển chính xác và cụ thể hơn. Trong phần tiếp theo, nhóm sẽ đi vào bình luận các thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển được phân bổ theo từng nhóm vùng biển, gồm: Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia;Vùng biển thuộc quyền chủ quyền quốc gia;Vùng biển quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...