Tiểu Luận Bình luận quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc giải quyết các xung đột pháp luật từ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã và đang tồn tại nhiều chế độ sở hữu khác nhau. Dựa trên các chế độ sở hữu khác nhau, chế định về quyền sở hữu của mỗi hệ thống pháp luật cũng có những quy định khác nhau. Ngoài ra, sự khác nhau của hệ thống pháp luật về quyển sở hữu còn do tác động bởi các yếu tố quan trọng như: Trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, vị trí địa lý, của từng nước. Bởi vậy, việc hình thành các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài cũng thường làm phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Vấn đề đặt ra là khi phát sinh xung đột pháp luật về quyền sở hữu thì pháp luật của các nước giải quyết như thế nào

    NỘI DUNG

    I. Lý luận chung

    1. Khái niệm về quan hệ sở hữu tài sản có yếu tố nước ngoài

    Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài, là tổng hợp các quyền năng của các chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ sở hữu được thể hiện ở những điểm sau:

    - Chủ thể tham gia quan hệ sở hữu là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, nhà nước nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

    - Khách thể của quan hệ sở hữu là tài sản tồn tại ở nước ngoài.

    - Sự kiện pháp lý làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ sở hữu xảy ra ngay ở nước ngoài.

    2. Phương pháp Giải quyết các xung đột pháp luật

    Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài, theo kinh nghiệm và thực tiễn tư pháp của nhiều nước cho thấy, được tiến hành trên cơ sở sự kết hợp hai phương pháp cơ bản là phương pháp xung đột và phương pháp thực chất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...