Luận Văn Bình luận Pháp lệnh Trọng tài Thương mại và kiến nghị sửa đổi - Bàn về khái niệm thương mại và phạm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Bình luận Pháp lệnh Trọng tài Thương mại và kiến nghị sửa đổi - Bàn về khái niệm thương mại và phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài
    Giới thiệu chung

    Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 là văn bản pháp luật đầu tiên của pháp luật Việt Nam đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về trọng tài thương mại, theo đó thuật ngữ “thương mại” được giải thích như sau: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. (Điều 3).
    Trong bối cảnh Pháp lệnh được ban hành vào thời điểm Luật Thương mại 1997 vẫn đang có hiệu lực nhưng các nhà lập pháp đã mạnh dạn đưa khái niệm thương mại theo hướng mở, tương thích với Luật mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của Uỷ ban Pháp luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc, mà không “bó buộc” trong 14 hành vi quy định trong Luật Thương mại 1997. Đây được coi là bước “đột phá” trong công tác lập pháp vào thời điểm đó. Tuy nhiên, qua hơn 4 năm áp dụng và thi hành trên thực tế cho thấy Pháp lệnh đã bộ lộ một số hạn chế nhất định.
    Thứ nhất, đã có cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thương mại” trong Pháp lệnh. Điều này dẫn đến tranh cãi trong việc xác định phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài.
    Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, mỗi năm tại Việt Nam có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới thuộc các loại hình khác nhau được thành lập. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến việc góp vốn, quản lý và điều hành các doanh nghiệp này. Vấn đề đặt ra là những tranh chấp nội bộ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu có được giải quyết bằng trọng tài không? Có ý kiến cho rằng các loại tranh chấp này đương nhiên thuộc thẩm quyền của trọng tài bởi vì việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng như việc góp vốn chính là hoạt động đầu tư, tài chính vì có bản chất kinh doanh thu lợi nhuận. Hơn nữa, cần phải hiểu tính “mở” của khái niệm thuật ngữ thương mại trong Pháp lệnh. Theo đó, ngoài việc liệt kê các hành vi thương mại, Pháp lệnh còn quy định các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, bất kỳ quy định nào của pháp luật xác định lĩnh vực hoạt động là thương mại thì trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...