Tiểu Luận Bình luận nội dung bảo vệ quyền của lao động di trú trong ASEAN dưới các góc độ lý luận và pháp lý

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình dung là một "thị trường chung", trong đó có “4 quyền tự do”: hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động có tay nghề. Trong đó, vấn đề tự do di chuyển lao động có tay nghề là một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm hiện nay. Với mong muốn tìm hiểu để có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề này, sau đây bài viết xin được trình bày hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN dưới các góc độ sau:

    1. Những vấn đề lý luận và pháp lý

    1.1. Những vấn đề lý luận

    Để làm rõ những vấn đề lý luận làm cơ sở cho hoạt động hợp tác trong tự do di chuyển lao động trong ASEAN, cần trả lời cho câu hỏi: Tại sao ASEAN lại đặt vấn đề “tự do di chuyển lao động lành nghề” là một trong năm yếu tố cốt lõi của nội dung xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất – một trong những nội dung trong mô hình liên kết của AEC?

    Tự do di chuyển lao động lành nghề là một trong những nội dung mà AEC hướng tới để xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất. Thông qua việc tự do di chuyển các yếu tố của sản xuất, trong đó có người lao động, ASEAN sẽ là một khu vực sản xuất thống nhất đối với các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa và dịch vụ.

    Đối tượng của hoạt động này là lao động lành nghề. Lao động lành nghề (Skilled Labor) được hiểu là lao động có kỹ năng, có trình độ nhất định. Theo Investopedia Dictinonary , lao động lành nghề được hiểu là một bộ phận của lực lượng lao động với một mức độ kỹ năng cao, tạo ra giá trị kinh tế đáng kể thông qua việc thực hiện một công việc và được đặc trưng bởi mức độ giáo dục hoặc chuyên môn cao và tiền lương cao . Tiêu chí được đặt ra của ASEAN là chỉ lao động lành nghề được di chuyển tự do trong khu vực, điều này khác với Liên minh châu Âu (EU) là tất cả mọi lao động đều được tự do di chuyển. Sở dĩ ASEAN đặt ra vấn đề giới hạn lao động di chuyển tự do bởi lẽ nếu cho tất cả lao động di chuyển một cách tự do kể cả lao động phổ thông, lao động chưa qua đào tạo thì những đối tượng này (nhất là ở những nước chưa có sự quan tâm đến chính sách nhập cư, lao động thất nghiệp còn nhiều) sẽ sang các nước phát triển hơn để tìm việc làm. Điều này sẽ gây ra sự hỗn loạn về lao động do những lao động không có kỹ năng không đáp ứng được trình độ, tiêu chuẩn theo yêu cầu nên không thể tham gia vào thị trường lao động ở những nước này. Từ đó dẫn đến hệ quả là bài toán nhập cư vẫn chưa giải quyết được. Do vậy, chỉ những lao động lành nghề mới được tự do di chuyển trong khu vực ASEAN. Còn ở EU, các quốc gia có sự phát triển gần như đồng đều, hơn nữa EU cũng có chính sách nhập cư chung với phương pháp tiếp cận toàn diện sự quản lý nhập cư ở khu vực này.

    1.2. Những vấn đề pháp lý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...