Tài liệu Bình luận nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN và biểu hiện của nguyên tắc này

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Hợp tác chính trị - an ninh được coi là một trong 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, với mục tiêu bao trùm là bảo đảm cho các nước trong khu vực chung sống hòa bình với nhau và với thế giới bên ngoài trong một môi trường hòa bình và hòa hợp[SUP](1) [/SUP]. Để đạt được mục tiêu đó, một trong những yếu tố cơ bản là mỗi quốc gia cần tôn trọng là tuân thủ những nguyên tắc chung đã đề ra của ASEAN. Vì vậy em xin chọn đề tài: “Bình luận nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN và biểu hiện của nguyên tắc này trong hợp tác - chính trị - an ninh của ASEAN” để cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.
    1.Khái quát chung về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN.
    Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ cuả quốc gia khác là một trong những nguyên tắc chính và vô cùng quan trọng trong Hiến chương Liên hợp quốc, đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN, được quy định tại Mục e, Khoản 2, Điều 2 Hiến chương ASEAN, với nội dung như sau: ASEAN và các Quốc gia thành viên sẽ hoạt động theo các Nguyên tắc dưới đây: (e) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các Quốc gia thành viên ASEAN;” theo đó không một quốc gia, nhóm quốc gia hay tổ chức quốc tế nào có quyền can thiệp dưới bất cứ hình thức gì vào các công việc đối nội và đối ngoại thuộc thẩm quyền riêng của quốc gia khác hoặc bắt buộc quốc gia khác phải đưa những công việc thuộc loại này ra giải quyết theo thủ tục quốc tế. Luật pháp quốc tế hiện đại quy định những hành vi sau đây là can thiệp vào nội bộ của quốc gia:
    1) Sử dụng sức mạnh hoặc đe doạ bằng sức mạnh và áp dụng các hình thức can thiệp khác để chống lại quyền chủ thể luật pháp quốc tế của quốc gia hay chống lại nền tảng chính trị, kinh tế và văn hoá của quốc gia;
    2) Sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác để khuất phục quốc gia khác nhằm hạn chế các quyền bắt nguồn từ chủ quyền quốc gia và nhằm buộc quốc gia khác dành lợi thế cho mình;
    3) Tổ chức, giúp đỡ, chứa chấp, khuyến khích, tài trợ hoặc cho phép những hoạt động vũ trang, lật đổ hoặc khủng bố nhằm làm thay đổi thể chế của quốc gia khác thông
    (1)http://dantri.com.vn/the-gioi/thanh-tuu-hop-tac-ve-chinh-trian-ninh-cua-asean-627438.htm
    qua sức mạnh cũng như nhằm can thiệp vào cuộc đấu tranh nội bộ, nhất là nội chiến ở quốc gia khác;
    4) Sử dụng sức mạnh để buộc nhân dân nước khác từ bỏ hình thức tồn tại dân tộc của họ;
    5) Can thiệp dưới bất cứ hình thức gì nhằm tước bỏ quyền không thể tước đoạt được của quốc gia khác lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá của họ[SUP](2)[/SUP].
    2.Bình luận nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của ASEAN và biểu hiện của nguyên tắc này trong hợp tác chính trị – an ninh của ASEAN.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...