Tiểu Luận Bình luận điều khoản về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi trong thỏa ước và cách trả lương làm thêm giờ c

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Bình luận điều khoản về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi trong thỏa ước và cách trả lương làm thêm giờ của doanh nghiệp là đúng hay sai? Tại sao?
    Thứ nhất, về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi trong thỏa ước có ghi: “khi có nhu cầu, doanh nghiệp có quyền huy động người lao động làm thêm giờ.Trong thời gian làm thêm giờ, người lao động chỉ được trả lương làm thêm giờ nếu đã làm việc đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn theo qui định”. Thiết nghĩ, điều khoản này của thỏa ước là chưa hợp lý, thể hiện ở một số điểm sau:
    ã Một là, khi có nhu cầu doanh nghiệp có thể huy động người lao động làm thêm giờ. Dường như quy định này chưa hoàn toàn đầy đủ. Theo những quy định về pháp luật lao động về thời gian làm việc có quy định: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm giờ, nhưng không được quá bốn giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm. Từ đó có thể thấy, không phải lúc nào pháp luật cũng cho phép người sử dụng lao động được huy động người lao động làm thêm giờ mà việc huy động cần đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Theo nghị định 109/2002/NĐ-CP là:
    Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận làm thêm không quá 200 giờ trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau :
    - Xử lý sự cố trong sản xuất;
    - Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn;
    - Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được;
    - Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.
    Vậy, việc huy động làm thêm giờ của doanh nghiệp có phải lúc nào cũng đúng pháp luật? Kể cả khi có nhu cầu nhưng không đáp ứng được những kiều kiện về thời gian làm thêm hay các trường hợp được phép làm thêm không quá 200 giờ trong 1 năm thì liệu doanh nghiệp có được huy động làm thêm giờ hay không? Việc huy động đó đã đúng pháp luật chưa? Vì vậy, doanh nghiệp nên sửa đổi điều khoản này chi tiết, cụ thể hơn quy định rõ ràng hơn về vấn đề này.
    Hơn nữa khi thoả ước chỉ quy định một cách chung chung là khi có nhu cầu doanh nghiệp có quyền huy động người lao động làm thêm giờ mà không xác định rõ các trường hợp cụ thể nào là cần thiết để huy động làm thêm giờ. Khi quy định chung chung như vậy quyền lợi của người lao động không được đảm bảo rất dễ bị xâm phạm khi doanh nghiệp lạm dụng thường xuyên viện cớ có nhu cầu mà không nêu rõ đó là nhu cầu gì, như thế nào để ép người lao động phải làm thêm. Do đó điều khoản về thời giờ làm việc nghỉ ngơi trong thoả ước cần phải được sửa đổi quy định sao cho phù hợp với pháp luật cụ thể ở đây là về thời gian làm thêm đồng thời bảo vệ được quyền lợi cho người lao động và hoạt động bình thường của doanh nghiệp.
    ã Hai là, thỏa ước có ghi: Trong thời gian làm thêm giờ, người lao động chỉ được trả lương làm thêm giờ nếu đã làm việc đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn theo qui định. Với mỗi doanh nghiệp thời gian làm việc tiêu chuẩn có thể khác nhau tuy nhiên phải tuân theo quy định về thời gian làm việc của pháp luật lao động. Trên thực tế, vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà người lao động không thể làm đủ thời gian làm việc tiêu chuẩn hay nói cách khác họ có thể phải ngừng việc vì nhiều nguyên nhân như: mất điện, mất nước; thiếu nguyên liệu; sản phẩm không tiêu thụ được dẫn đến dừng sản xuất; máy móc trang thiết bị hư hỏng; thiên tai địch họa hay bố trí nhân sự không hợp lý . Việc ngừng việc có thể do lỗi của người lao động cũng như người sử dụng lao động cũng có thể do nguyên nhân bất khả kháng. Trong những trường hợp này, người lao động được trả lương theo quy định tại điều 62 của luật lao động. Cụ thể:
    Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
    1- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
    2- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
    3- Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc vì những nguyên nhân bất khả kháng, thì tiền lương do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...