Tiểu Luận Bình luận các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ thừa kế th

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Về thừa lế theo pháp luật, Khoản 1 Điều 767 Bộ luật dân sự quy định: “Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết”. Theo quy định trên thì di sản thừa kế là động sản, pháp luật Việt Nam đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản để giải quyết.
    Đối với di sản là bất động sản, khoản 2 Điều 767 BLDS quy định: “Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.
    Như vậy, pháp luật Việt Nam phân biệt di sản là động sản và bất động sản, và có giải pháp riêng cho từng loại.
    Đối với bất động sản thì pháp luật nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về di sản này.
    Đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật về di sản là động sản, pháp luật Việt Nam đưa ra giải pháp là: chúng ta cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản. Đây là cũng là giải pháp được nhiều nước trên thế giới thừa nhận, như tại Ca-mơ-run, Mô-na-cô, Thái Lan, Ru-ma-ni .Như vậy, pháp luật Việt Nam phân biệt di sản là động sản hay bất động sản để điều chỉnh bằng hai phương pháp riêng cho hai loại di sản động sản và bất động sản.
    Với quy định trên của Pháp luật Việt Nam hiện nay, liệu có phù hợp và khả thi hay không? Để biết được điều này chúng ta phải đi xem xét quy định này của pháp luật Việt Nam có ưu điểm và nhược điểm gì?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...