Tiểu Luận Bình luận các biện pháp bình ổn tỷ giá( liên hệ Việt Nam)

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I.Các định nghĩa cơ bản

    1.1Khái niệm:

    Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ( mà đại diện thường là NHTW) thông qua 1 chế độ tỷ giá nhất định hay cơ chế điều hành tỷ giá) và hệ thống các công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách kinh tế quốc gia.


    1.2.Mục tiêu:

    -ổn định tỷ giá trong phạm vi 1 biên độ dao động nhất định nhằm góp phần ổn định thương mại, ổn định đầu tư và cán cân thanh tóan quốc tế

    -góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mục tiêu của các chính sách vĩ mô khác

    -đảm bảo sự ổn định của dự trữ quốc gia để thực hiện các nghĩa vụ TCQT

    -ổn định sự phát triển của thị trường ngoại hối

    -giữ vững chủ quyền quốc gia, nâng cao vị thế đồng nội tệ.

    II.Nội dung các chính sách tỷ giá(công cụ của chính sách tỷ gía)

    a.công cụ trực tiếp

    a.1 hoạt động của ngân hàng trung ương trên thị trường ngoại hối nhằm can thiệp trực tiếp vào cung- cầu ngoại tệ

    - khái niệm:

    Chính sách hối đoái: đây là biện pháp trực tiếp mà NHTW tác động tới tỷ giá hối đoái. Thông qua các tổ chức kinh doanh ngoại hối, nhà nước đã chủ động tác động vào cung cầu ngoại tệ băng việc trực tiếp mua bán vàng và ngoại tệ điều chỉnh tỷ gía

    Khi tỷ gía ở mức cao( tức đồng nội tệ giảm giá ) tới mức làm ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế trong nước cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại, NHTW sẽ bán ngoại tệ ra để thu nội tệ về. khi đó cung ngoại tệ tăng tác động làm giảm tỉ giá, kéo tỷ giá xuống. ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm xuống, NHTW sẽ mua ngoại tệ vào, kích thích cầu ngoại hối khi cung chưa kịp biến động để nâng tỷ giá lên tới mức hợp lý.

    - ảnh hưởng

    việc áp dụng chính sách hối đoái thường ảnh hưởng trái ngược nhau với các doanh nghiệp trong và ngoài nước bắt nguồn chủ yếu từ các lợi ích trái ngược nhau. Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa các nhà xuất khẩu và nhập khẩu. nhà nhập khẩu muốn hạ thấp tỷ giá xuống còn nhà xuất khâủ muốn nâng tỷ giá lên, giữa nhà xuất khẩu vốn muốn hạ thấp tỷ giá xuống và nhà nhập khẩu vốn muốn nâng cao tỷ giá hối đoái. Và mâu thuẫn diễn ra giữa các nước với nhau vì tỷ giá của 1 nước nâng cao sẽ hạn chế xk của nước khác làm cho cán cân thương mại, cán cân thanh toán của nước ngoài và các nước thực hiện chính sách này bị thiệt hại

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...