Thạc Sĩ Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lí do chọn đề tài:
    Trong chương trình tiếng việt tiểu học cải cách năm 2000, trong phân môn tập đọc, phần lớn các tác phẩm được đưa ra là những tác phẩm thơ, văn đặc sắc, gần gũi với thiếu nhi. Đặc biệt, từ lớp 4, các em bắt đầu học thành thục văn miêu tả trong các tiết tập làm văn, chính vì thế, các bài tập đọc đưa ra, phần nhiều là các bài văn miêu tả: tả người, tả cảnh, tả hoạt động hay sự đan xem giữa các yếu tố đó. Các ngữ liệu văn miêu tả đưa ra rất đặc sắc, giàu hình ảnh và lôi cuốn được các em.
    Các tác phẩm văn miêu tả không chỉ mang đến những bài học giáo dục mà còn đem đến những ước mơ, khơi gợi khát vọng hoài bão; lấp đầy vào tâm hồn vốn đã thơ ngây của các em . muốn hiểu hết những tác phẩm văn học ấy, các em cần phải có cái nhạy cảm, rung động nhạy bén đối với từng từ, từng ý trong tác phẩm.
    Việc cảm thụ của các em tốt hay không, ngoài việc do bản thân các em, thì phần nhiều là do sự dẫn dắt, hướng dẫn của giáo viên. Để sự cảm nhận và thông hiểu của học sinh ở mức tốt nhất, thì giáo viên đóng vai trò hết sức quan trọng. Vai trò của người thầy là giúp hs nắm bắt “ý” của bài, từ đó có cách nhìn nghệ thuật, cách cảm nghệ thuật về tác phẩm. Muốn vậy, cần phải có 1 hệ thống bài tập phù hợp cho học sinh.
    Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy các giáo viên còn chưa chú trọng nhiều đến các câu hỏi nhằm khai thác vẻ đẹp của ngôn từ mà phần lớn là các câu hỏi tái hiện – dạng bài tập đọc hiểu ở mức độ thấp. Như vậy sẽ không phát huy hết tiềm năng sáng tạo của các em.
    Trong chương trình sách giáo khoa, trong các câu hỏi đưa ra trong các bài văn miêu tả cũng chưa chú trọng đến các bài tập cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ.
    Chính vì thế tôi chọn đề tài này, mong muốn thông qua các bài tập đọc văn miêu tả lớp 4, thông qua việc phân tích, bình giá cái hay cái đẹp của lớp nghệ thuật ngôn từ mà đưa ra được các bài tập cảm thụ văn học- giúp hs nhận ra vẻ đẹp của ngôn từ qua đó giúp kĩ năng cảm thụ văn học của hs trở thành 1 kĩ năng quen thuộc.
    Tên đề tài của tôi là:” Bình giá vẻ đẹp ngôn từ và xây dựng bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong bài văn miêu tả lớp 4”.
    II. Giả thuyết khoa học
    Đề tài của tôi được xây dựng nhằm đưa ra các câu hỏi, bài tập đọc hiểu giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ trong văn miêu tả lớp 4. Chính vì thế, nếu được sử dụng, sẽ đem lại hiệu quả, giúp học sinh có những câu hỏi hay, phù hợp theo các mức độ nhận thức, từ đó lựa chọn cho mình bài tập phù hợp nhất để làm bài. Hệ thống bài tập này cũng có tác dụng rất lớn đến giáo viên. Không chỉ đưa ra bài tập, mà ở đề tài này, tôi đã xây dựng các bước đưa ra câu hỏi theo các mức độ. Chính vì thế, giáo viên có thể áp dụng vào trong nhiều loại bài tập đọc khác nhau, dựa vào đó để đưa ra câu hỏi. Cho nên, nếu được áp dụng và sử dụng hiệu quả, thì các bài tập này đúng là một phương tiện hỗi trợ có hiệu quả cho cả người dạy và người học
    PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    I Cơ sở khoa học:
    1 . Cơ sở lí thuyết
    1.1 Cơ sở văn học
    1.1.1 Văn miêu tả và đặc điểm của văn miêu tả
    1.1.1.1 Thế nào là văn miêu tả?
    Theo từ điển Tiếng Việt ( Hoàng Phê chủ biên), miêu tả là “dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể về sự vật, sự việc”.
    Trong SGKTV4 Tập 1, trang 140, các tác giả đưa ra ghi nhớ “ miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật giúp người nghe, người đọc có thể hình dung được các đối tượng ấy”.
    Các kiểu bài miêu tả dạy ở trường Tiểu học:
    Dựa vào nhà trường do yêu cầu giảng dạy, văn miêu tả được chia thành nhiều kiểu. Căn cứ vào đối tượng miêu tả, văn miêu tả gồm có các kiểu bài: tả đồ vật, tả cây cối, tả người, tả con vật, tả cảnh.
    Ở chương trình CCGD cũng như chương trình mới, các kiểu bài này dạy cho các học sinh lớp 3, 4, 5 nhưng thực chất học sinh đã được làm quen với kiểu bài này ngay từ lớp 2 khi tập quan sát tranh, trả lời câu hỏi, tập tả ngắn về đồ vật, con vật, người, cảnh. Chính vì vậy, khi xây dựng hệ thống bài tập giúp học sinh làm quen với văn miêu tả chúng tôi cũng quan tâm đến việc giúp các em làm quen với các kỹ năng miêu tả đơn giản của từng kiểu bài được dạy ở các lớp trên.
    1.1.1.2 Các đặc điểm của văn miêu tả
    a. Tính sinh động và tạo hình: Là đặc điểm đầu tiên của văn miêu tả. Một đoạn văn hay một bài văn mang tính sinh động và tạo hình khi đoạn văn đó hoặc bài văn đó cụ thể, hàm súc. Làm nên tính sinh động và tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết, hình ảnh sống động. Những chi tiết, hình ảnh sống động đó được lấy từ thực .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...