Luận Văn Bình đẳng giới trong quản lí ở việt nam

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Ác Niệm, 14/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1.1. Lí do chọn đề tài.
    "Bình đẳng giới" chính là bình đẳng nam nữ và là một trong những vấn đề cơ bản của quyền con người. xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì bình đẳng giới càng được chú trọng và thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống - xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lí. Bình đẳng giới trong hoạt động quản lí, không đơn giản là nam - nữ có số lượng ngang nhau tham gia vào quản lí; cũng không có nghĩa coi nam, nữ là giống nhau, không tính đến yếu tố tâm sinh lý, yếu tố xã hội của từng giới trong hoạt động quản lí. Bình đẳng giới trong hoạt động quản lí thể hiện ở chỗ nam và nữ cùng có vị thế xã hội như nhau khi tham gia và thực hiện quản lí; sự tương đồng và khác biệt của nam và nữ (dưới góc độ giới và giới tính) được thừa nhận và được coi trọng như nhau để phát huy đầy đủ các tiềm năng của từng giới; cả cán bộ nam và cán bộ nữ đều có cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trong quá trình thực hiện quản lí, được hưởng các lợi ích bình đẳng như nhau theo các nguyên tắc nhất định.
    Vấn đề bình đẳng giới đã và đang trở thành mối quan tâm chung của hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao bình đẳng giới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định đây là một trong những mục tiêu quan trọng trong chương trình phát triển của nước nhà.
    Sinh thời Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn: "Đảng và Chính phủ phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ sao cho ngày càng nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo". Hiện nay Việt Nam là một trong những nước được Liên hợp quốc đánh giá cao trong việc nỗ lực rút ngắn khoảng khách bình đẳng giới trong giáo dục, việc làm, kinh tế, chăm sóc sức khoẻ sinh sản/ kế hoạch hoá gia đình. Một trong những lĩnh vực đáng chú ý hơn đó là vấn đề giới trong lãnh đạo quản lý. Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội và trong quản lý nhà nước. Chỉ thị 37/CT-T.Ư ngày 16-5-1994 khẳng định: "Nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội là một yêu cầu quan trọng để thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ của phụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị của phụ nữ". Phụ nữ tham gia quản lý nhà nước là một bảo đảm để các vấn đề giới được phản ánh trong quá trình ra quyết định, là sự khẳng định về năng lực, trí tuệ của mình. Tuy nhiên, kết quả đó chỉ là bước đầu, nó chưa thực sự mang tính bền vững và đang đặt ra nhiều vấn đề cần lời giải đáp. Qua thực tế cho thấy, công tác quy hoạch cán bộ nữ chưa được các cấp ủy đảng chú trọng đúng mức, bản thân cán bộ nữ chưa phát huy hết vị trí, vai trò trong công tác quản lí, còn mang tính thụ động; nhận thức về giới còn hạn chế. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên tôi nghiên cứu thực trạng bình đẳng giới trong quản lý ở nước ta, qua đó đề xuất một vài kiến nghị nhằm góp phần cải thiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực này
    1.2. Mục đích nghiên cứu.
    Tìm hiểu thực trạng bình đẳng giới trong quản lí ở Việt Nam hiện nay.Từ đó đề xuất một vài kiến nghị nhằm góp phần cải thiện sự bình đẳng giới trong lĩnh vực quản lí ở nước ta hiện nay.
    1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
    * Đối tượng Nghiên cứu về thực trạng bình đẳng giới trong quản lí ở Việt Nam hiện nay.
    * Khách thể nghiên cứu: Những người phụ nữ Việt Nam tham gia công tác lãnh đạo, quản lý.
    * Phạm vi nghiên cứu:
    + Truy cập internet với các trang web có liên quan .
    + Các văn bản, các báo cáo của các tổ chức như văn phòng quốc hội, Bô nội vụ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
    + Những bài viết về chủ đề phụ nữ và bình đẳng giới trên các trang báo điện tử
    + Các sách báo, tạp chí chuyên ngành có liên quan tới: Tạp chí Xã hôi học, Tạp chí Giáo dục và lý luận, tạp chí khoa học xã hội
    1.4. Phương pháp nghiên cứu.
    Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên cứu cơ bản:
    1.4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
    Mục đích nhằm phân tích, thu thập thông tin khách quan, khoa học để tổng hợp cơ sở lý luận của đề tài, là cơ sở là công cụ nền tảng cho vấn đề cần nghiên cứu.
    1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
    1.4.2.1. Phương pháp điều tra.
    Là phương pháp cơ bản, với việc xây dựng và sử dụng mẫu phiếu điều tra về thự trạng bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tri – xã hội.
    1.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm.
    Nghiên cứu các báo cáo tổng kết của các kỳ họp Quốc hội của Đảng và nhà nước, từ các chỉ thị của các cấp chính quyền, các công văn, chính sách của Đảng và nhà nước ta về vấn đề bình đẳng giới trong quản lí, lãnh đạo của đất nước.
    1.4.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
    Lấy ý kiến của các chuyên gia về mẫu phiếu, cách xử lí, phân tích các số liệu thu thập được .
    1.4.3. Nhóm phương pháp toán học.
    Sử dụng các phương pháp toán học để xử lí các số liệu thu được từ mẫu phiếu điều tra, từ đó đưa ra những kết quả và sự đánh giá chính xác.


    Luận văn chia làm 3 chương, dài 29 trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...