Tiểu Luận Biểu hiện của quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc đổi mới và xây dựng nền kinh tế ở nước ta

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    tên đề tài Biểu hiện của quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc đổi mới và xây dựng nền kinh tế ở nước ta

    LỜI NÓI ĐẦU
    Những thành tựu của công cuộc đổi mới của nước ta trong thời gian qua đã và đang tạo ra thế và lực (mới cả ở bên trong và bên ngoài) để chúng ta bước vào một thời kỳ phát triển mới. Nhiều vấn đề cần thiết, cấp bách của công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã nảy sinh.
    Khả năng giữ vững độc lập tự chủ hội nhập với cộng đồng quốc tế được tăng thêm. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Các nước đều có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, do ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý thuộc về các nước phát triển đã khiến cho các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn. Đặc biệt là nước ta thì đó là những thách thức to lớn. Vì do xuất phát điểm của nước ta quá thấp lại đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình đó, cùng với xu thế phát triển của thời đại. Đảng và nhà nước ta đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó đổi mới kinh tế là cơ bản nhất, đóng vai trò then chốt và giữ vị trí chủ đạo. Đồng thời đổi mới về những chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế cũng mang tính cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Bởi vì giữa đổi mới chính sách phát triển kinh tế có mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Chính vì vậy tìm hiểu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức sẽ cho phép ta vận dụng nó vào mối quan hệ kinh tế và những chính sách của nhà nước. Và giúp cho việc đổi mới, xây dựng nền kinh tế của nhà nước ta thêm vững chắc, có căn cứ khoa học để có thể thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và giàu mạnh.
    Chính ý nghĩa đó, sau một thời gian nghiên cứu và học tập, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của, em đã lựa chọn đề tài: " Biểu hiện của quan hệ giữa vật chất và ý thức trong việc đổi mới và xây dựng nền kinh tế ở nước ta ". Do kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết này còn nhiều thiếu sót, vậy kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo cùng toàn thể bạn đọc.
    Hơn nữa, người cán bộ kinh tế phải quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trước hết là phương pháp luận toàn diện và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu đề xuất và áp dụng các chủ chương chính sách về kinh tế các phương pháp có chế quản lý tài chính theo tinh thần đổi mới để thúc đẩy nền kinh tế nước ta vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển trong điều kiện xoá bỏ quan liêu bao cấp có nghĩa là đòi hỏi người làm công tác quản lý, tài chính phải năng động, sáng tạo, nhạy bén, nắm bắt được thực tế và quy luật vận động phát triển của nó kết hợp giữa xuất phát từ thực tế khách quan và phát huy sự lỗ lực chủ quan, kết hợp giữa tình cảm, ý trí với trí tuệ. Trí tuệ ở đây phải đạt đến trình độ thành thực và nhuần nhuyễn, cần đấu tranh chống chủ nghĩa chủ quan duy ý chí. Tư tưởng nóng vội, phiêu lưu mạo hiểm, bất chấp mọi quy luật khách quan. Cần rèn luyện tính kiên nhẫn, chăm chỉ, dám làm. Chủ động sáng tạo ra thời cơ, giành lấy thời cơ để áp dụng các chính sánh cho hợp lý nhất và mang lại hiệu quả cao nhất . Đây là những điều kiện rất quan trọng và thiết thực đối với người quản lý giỏi.
    Như vậy, hai yêu cầu đặt ra đối với bất kỳ một nhà hoạch định kinh tế nào trong thời đại ngày nay cũng phải có là: Phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan và phát huy tính năng động chủ quan. Đây là 2 điều kiện tốt nhất cần thiết đối với một nhà kinh doanh, một cán bộ quản lý giỏi. Và khi đã nắm bắt được các quy luật đó và vận dụng nó một cách thiết thực trong nền kinh tế hiện nay thì sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế một cách rõ rệt, không những nhanh mà còn mạnh và ổn định vững chắc.
    Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một sự nghiệp khó khăn và phức tạp, có thể coi đây như một cuộc kháng chiến trường kỳ của Đảng và Nhà nước trong thời bình. Với những biến động trong nền kinh tế thế giới và trong nước đang diễn ra từng ngày từng giờ cho nên các cán bộ kinh tế phải phát huy tính năng động chủ quan, phải kiên trì, giữ vững lòng tin, quyết tâm khắc phục khó khăn, đề ra những chính sách sát thực tế và bắt nguồn từ bản chất thực tại của nền kinh tế đồng thời phải tôn trọng các quy luật khách quan, có thể mớii đem lại kết quả khả quan trong sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế.
    Quán triệt phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng thành thạo pháp lý kinh tế. Phát huy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ biện chứng giữa nền kinh tế (vật chất) và các chính sách kinh tế (ý thức) vào trong công cuộc đổi mới nhằm tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam cất cánh, để từ đó nâng cao hơn nữa vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...